TOP 7+ đặc sản Vĩnh Phúc làm quà không thể bỏ qua

Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với những điểm du lịch tuyệt vời cùng những món ăn đặc sắc đã khiến Vĩnh Phúc trở thành nơi thu hút du khách phương xa. Vậy hãy cùng Măng tây xanh tìm hiểu TOP 7+ đặc sản Vĩnh Phúc làm quà không thể bỏ qua.

1. Đặc sản Vĩnh Phúc làm quà: Giới thiệu Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng trên bản đồ miền Bắc. Đây là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc và là một phần của quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Mảnh đất xinh đẹp này được biết tới với nhiều danh lam thắng cảnh. Điển hình như Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, hồ Đại Lải, chùa Hà Tiên… Mỗi nơi đều mang một vẻ đẹp riêng, luôn hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước.

Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng thì Vĩnh Phúc cũng được biết tới với nhiều món ăn ngon. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc sản Vĩnh Phúc làm quà ở phần tiếp theo nhé!

2. TOP 7+ đặc sản Vĩnh Phúc làm quà 

Dưới đây chính là những đặc sản Vĩnh Phúc làm quà nhất định bạn không nên bỏ qua khi có cơ hội ghé thăm nơi đây. Sau đây xin cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé!

2.1. Ngọn su su

Su su được trồng nhiều nhất ở trên Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Mỗi dịp du khách ghé qua luôn háo hức để thử món ngon bình dị này. Trong các nhà hàng, quán ăn… đâu đâu cũng xuất hiện các món ăn làm từ ngọn su su như ngọn su su xào, ngọn su su luộc…

Ngọn su su có màu xanh đậm, rất ngon và giòn. Hơn nữa nó còn rất giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng su su dễ dàng với kĩ thuật cơ bản

2.2. Bánh gio Tây Đình

Loại bánh này khá phổ biến và thường xuất hiện trong các đám cỗ ngày Tết. Bánh gio Tây Đình được làm khá kỳ công, cũng tương tự như bánh gio ở những nơi khác. Tuy nhiên phần gio than chỉ dùng của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây xương sông (cây gai nhể ốc).

Nguyên liệu chính để làm bánh chính là gạo nếp. Những hạt gạo nếp được sàng sảy kỹ, bỏ đi hạt xấu và hạt lẫn. Để gạo ráo nước rồi đem ngâm vào nước vôi chừng 2 giờ đồng hồ. Bánh được gói bằng lá chít. Phần gạo sau khi ngâm nước nắng được màu hổ phách tuyệt đẹp thì được gói trong lá chít, sau đó luộc chín.

Bánh gio mềm dẻo, màu vàng đẹp và hương vị rất độc đáo. Bánh sẽ được chấm với mật mía hoặc mật ong. Đây là một đặc sản Vĩnh Phúc làm quà được du khách yêu thích.

2.3. Bánh hòn

Bánh hòn, một loại bánh truyền thống của Thị trấn Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc. Tên loại bánh này có vẻ còn khá xa lạ đối với một số người. Bánh với phần vỏ được làm bằng bột gạo, nhân bên trong là thịt lợn băm, mộc nhĩhành lá. Chiếc bánh với những nguyên liệu bình dị nhưng thân thuộc, gây thương nhớ.

Phần bột bánh phải được làm bằng gạo tẻ ngon, gạo nông nghiệp 8, gạo khang dân. Phần bột được nhào với nước nóng cho đến khi nào thành khối đàn hồi, sau đó được bọc nhân bên trong. Sau đó bánh sẽ được đem hấp lên đến khi chín. Thành quả bánh mềm dẻo phần vỏ, bên trong nhân thịt thơm và ngon.

2.4. Cháo se

Khi nhắc tới Hương Canh thì mọi người thường nhớ tới câu “Bánh hòn cháo se”. Đây là hai món ăn đặc trưng mà chỉ nơi đây có. Và đây cũng là một trong những đặc sản Vĩnh Phúc làm quà mà bạn nhất định nên thử.

Để làm ra cháo se ngon thì khâu chọn gạo đặc biệt quan trọng. Vo sạch gạo, để ráo nước, giã nhỏ và rây bột mịn, sau đó thêm nước vừa đủ ẩm vào gạo rồi đổ vào chõ hấp. Sau khi hấp bột nở ra, bắc xuống và đổ bột ra một cái mâm sạch. Rồi lại cho thêm nước, tiếp tục nhào đến khi bột dẻo mịn.

Nồi cháo se cũng phải được nấu thật kỳ công. Thịt lợn băm nhỏ, ướp chút gia vị rồi xào lên trước khi cho vào nồi nước sôi. Đến công đoạn se bột là quan trọng nhất. Người nấu phải thật khéo léo se bột bằng 2 bàn tay cho bột từ từ rơi vào nồi cháo. Sợi bột dài, nhỏ và không dính vào nhau là đạt yêu cầu.

2.5. Cá thính Lập Thạch

Món ăn trứ danh này có nguồn gốc từ Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Để làm ra món cá thính thơm ngon thì cần trải qua nhiều công đoạn kỳ công. Ủ thính cá là một công việc rất quan trọng sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Nó đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo mới có thể tạo ra món cá thính muối chua đặc biệt thơm ngon.

Sau khi nhồi kỹ muối vào bụng và mang cá, người ta rũ sạch muối, lực tay mạnh hay nhẹ sẽ quyết định độ mặn nhạt của muối. Sau khi ướp xong, cá được đặt vào lọ thủy tinh hoặc chum sành và để từ bốn đến mười ngày, tùy thuộc vào thời tiết, để miếng cá cứng lại và ngấm đều muối. Lấy cá ra khỏi lọ, dùng tay ép thật chặt cho róc hết nước muối, thấy miếng cá se lại là được.

Tất cả các miếng cá đều được phủ thính ngô từ trong ra ngoài. Mỗi lớp cá sẽ được phủ lá ổi và thính dày trên cùng. Dùng mo cau hoặc mo tre đậy lại, lấy rơm khô bện chặt quanh miệng hũ để giữ cho cá và thính không bị rơi ra ngoài và tạo độ ẩm phù hợp để cá lên men. Cuối cùng, hãy lấy một thanh tre chẻ nhỏ và gài nó chặt vào miệng hũ.

2.6. Thịt bò kiến đốt

Người Tam Đảo cắt từng miếng thịt còn nóng của con bò mới mổ và đem nó treo bên cạnh các tổ kiến trên cây rừng để làm thịt bò kiến đốt. Sau đó, cho lũ kiến trong tổ bung ra bằng cách chọc vào miếng thịt. Mùi thịt nóng hơn kích thích kiến.

Sau đó, các miếng thịt được dội qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước rồi thui trên bếp than hồng cho đến khi chín. Những miếng thịt săn lại chảy nước xèo xèo trên bếp lửa và có mùi thơm nức. Người chế biến phải nhanh tay lật đều miếng thịt để hơi nóng thấm vào từng thớ thịt để chúng không bị cháy quá nhiều. Thịt được thái mỏng và tái hồng hào, không bị đen, là miếng thịt chuẩn được bày lên đĩa để thực khách thưởng thức. Món đặc sản Vĩnh Phúc làm quà này nhất định đừng bỏ qua khi có dịp ghé qua nơi đây.

Xem thêm: Điểm danh những loại thịt bò phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới

2.7. Đất hun khói

Lại thêm một món ăn khác cũng đến từ Lập Thạch. Thế như khi nghe cái tên này khiến nhiều người bật ngửa – Đất hun khói. Đúng, bạn không nghe sai đâu. Đất hun khói này được làm từ loại đất mà chỉ trên Lập Thạch mới có. Nhiều người nghe đến đặc sản này rất tò mò và muốn đến ăn thử. 

Có hai màu đất ngói có thể ăn được: màu trắng sữa giống như bánh khảo và màu xanh giống như chè lam. Ngói xanh lam có thể được ăn bởi người trẻ, nhưng ngói trắng sữa chỉ được ăn bởi người già. Ngói xanh ăn sẽ cứng hơn nhưng ngậy hơn. 

Mặc dù ngói có thể ăn sống, nhưng nó phải được chế biến cầu kỳ để có mùi vị hấp dẫn. Người dùng phải hái thêm lá cây sim tươi để đốt cháy, sau đó đặt đất lên hơ gần ngọn lửa. Khói ám vào đất làm thơm hơn. Đất hun khói không thể ngon, thơm, bùi nếu thiếu “gia vị” này. Khi miếng đất hơi ngả màu vàng và có mùi lá sim. Ăn sẽ gần giống với lương khô.

3. Kết luận

Trên đây chính là TOP 7+ đặc sản Vĩnh Phúc làm quà nhất định bạn không nên bỏ qua. Những món quà này đều là biểu tượng của mảnh đất này, đại diện cho nền văn hoá cũng như con người chất phác nơi đây. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!

Để tham khảo các sản phẩm tại Nông sản Dũng Hà hãy click TẠI ĐÂY

Liên hệ để biết thêm chi tiết:

Hotline: 1900986865

Hoặc ghé qua một trong 3 cơ sở của chúng tôi:

  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Cơ sở 2: A11, ngõ 100 đường Trung Kính, Phường Trung Kính, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Xem thêm: 10+ Đặc sản Hưng Yên làm quà ai cũng mê


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *