Hướng dẫn trồng su su dễ dàng với kĩ thuật cơ bản

SU SU là thứ quả thực phẩm không còn xa lại gì với tất cả chúng ta. Mâm cơm mùa đông của gia đình Việt Nam luôn xuất hiện những đĩa su su ngon lành đẹp mắt. Vậy bạn có muốn thử trồng thứ quả ngon miệng này không? Hãy yên tâm vì công việc này dễ dàng hơn bạn tưởng tượng đấy! Cùng Mangtayxanh tìm hiểu cách trồng su su sao cho thật năng suất, thật chất lượng nhé!

Giới thiệu chung về su su

Thông tin cơ bản

Su su, loại quả có tên khoa học là Sechium Edule, đây là loại cây được dùng làm thực phẩm vô cùng phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại cây thuộc họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, dưa chuột, bí. Cây này có lá rộng, thân cây dây leo. 

Đặc tính loài

Đây là dạng cây thân leo, nên rất dễ phát triển ở nơi có đủ khoảng trống để leo. Cây ưa khí hậu mát, nhưng không quá lạnh. Vì thế, ở Việt Nam, cây phù hợp nhất để trồng vào miền Bắc vào mùa đông.

Dinh dưỡng

Su su là thứ quả có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể nói, về cơ bản nó có đủ chất đáp ứng được một phần lớn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của con người. Cụ thể hơn, trong một quả su su có trọng lượng 200g sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cơ bản bao gồm:

Carbohydrate: khoảng 9g

Protein, chất xơ: 8g, tức là khoảng 15% chu cầu hàng ngày của cơ thể Các vitamin C, K, B6: khoảng 23% nhu cầu các vitamin này của cơ thể hàng ngày Các nguyên tố vi chất, vi lượng gồm: Mg, Cu, K, Zn, Mn…: đóng góp khoảng 21% nhu cầu các chất này của cơ thể trong ngày.

Thêm vào đó, lượng cholesterol và lipid trong su su là bằng không.

Vì thế, nó được coi là một trong những loại thực phẩm được tin dùng trong các thực đơn ăn kiêng của chị em. Hơn nữa, nó cũng được cho vào một số thực đơn ăn kiêng cho người bị tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp. Một công dụng khác của su su đã được người xưa khám phá ra từ lâu. Đó là chức năng lợi sữa, lợi tiêu hóa, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và phụ nữ có thai phục hồi sức khỏe và có nhiều sữa.

Su su và độc đáo ẩm thực

Su su không chỉ có ở riêng Việt Nam. Ở một số quốc gia phía Nam châu Âu, như Pháp, Ý,… hay Đông và Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia… cũng có sử dụng su su vô cùng phổ biến. Với sự góp mặt trong nhiều nền ẩm thực như vậy, không quá ngạc nhiên khi nền ẩm thực với su su lại phong phú đến mức có tới hàng ngàn món ăn khác nhau. Những món ăn với su su rất phong phú và có cách kết hợp tùy theo từng quốc gia, nhưng có lẽ, su su xào là món có tính phổ biến cao nhất.  Ngoài ra, Việt Nam có thể tự hào với một đặc sản từ su su. Rất nhiều quốc gia ăn su su, nhưng ngọn su su và những món ăn chế biến từ nó sẽ mãi là nét độc đáo duy nhất ẩm thực Việt Nam mới có được.

Kỹ thuật trồng su su

Thời vụ trồng

Như đã giới thiệu qua trong mục đặc tính, su su là loài cây ưa lạnh. Nó có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết từ khoảng 8 độ C đến 25 độ C. Trong điều kiện thời tiết đó, su su sẽ có thể phát triển nhanh nhất, cho ra nhiều quả, quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Do đó, ở Việt Nam, su su có thể trồng ở 3 nơi với các vụ cơ bản là:

Ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, do có mùa đông lạnh nên hoàn toàn phù hợp trồng su su.
Ở đây, thời vụ trồng su su tốt nhất là vào tháng 8 và tháng 9 âm lịch. Su su sẽ phát triển và cho quả thu hoạch cho đến tháng 2 năm sau.
Vùng núi Tây Bắc: ở vùng núi này, thời điểm trồng su su lại khác hoàn toàn.
Thời vụ trồng su su ở đây có thể diễn ra từ tháng 3 âm lịch cho đến tháng 9 âm lịch. Đó là do khu vực này thời điểm đó có khí hậu mát mẻ, phù hợp với su su. Nhưng từ tháng 9 âm lịch trở đi, khi vào đông, nhiệt độ khu vực này có thể giảm xuống dưới 10 độ C và có nhiều sương muối. Su su sẽ chất trong điều kiện thời tiết đó.
Vùng cao nguyên: Địa thế Việt Nam cho chúng ta một khu vực có thể trồng su su quanh năm.
Đó là vùng cao nguyên Tây Nguyên với những vựa rau nổi tiếng như Đà Lạt, Bảo Lộc, Lâm Viên…  Ở đây, nhiệt độ trung bình luôn duy trì từ 15 độ C đến 30 độ C vào tất cả các mùa. Với khi hậu lạnh núi cao này, su su có thể phát triển quanh năm. Vì thế, có thể trồng từ 2 – 3 vụ su su 1 năm ở đây.

Chuẩn bị giống

Giống cây su su không sử dụng hạt. Đó là do hạt su su khi bị tách ra khỏi quả, phôi và lá mầm rất dễ bị tổn thương. Từ đó, sẽ không thể nảy mầm được.

QUẢ GIỐNG SU SU

Cách để su su lên mầm nhanh nhất là sử dụng quả mầm. Ươm quả để cho hạt nảy mầm và trồng cả quả xuống là cách tối ưu để trồng su su mà vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Những quả giống tốt là những quả giống to, gai cứng, mầm to và khỏe.

Giàn trồng su su

Su su là loài cây dạng leo, tương tự như mướp và bầu bí, vì vậy, giàn là thứ rất quan trọng để su su có diện tích sống. Cách làm giàn su su tương tự như giàn mướp. Có thể sử dụng dây thép, hoặc que tre đan lại thành giàn. Tuy nhiên, giàn cần thẳng, bằng và có khả năng chịu lực tốt, nhất là giàn với diện tích lớn.

Giàn trồng su su

Độ cao tối thiểu của giàn phải từ 1.6 m trở lên. Nhưng không nên cao quá 2.5 m, cao quá 2,5 m khiến ngọn su su khó bò lên giàn, đồng thời việc thu hoạch cũng sẽ rất khó khăn.

Chọn đất trồng và làm đất

Chất đất phù hợp với su su tương tự với mướp. Tốt nhất là đất cát pha, sau đó là đất thịt nhẹ. Ngoài ra, đất bazan pha cát có nhiều ở Đà Lạt và Bảo Lộc cũng rất phù hợp. Nơi trồng su su nên gần nguồn nước, có hệ thống thoát nước tốt. Đây là loài không ưa quá ẩm, quá úng sẽ khiến cây chết. Làm đất khoảng 5 – 6 ngày trước khi trồng. Cày đất thật sâu, đập vụn đất và để đất nghỉ vài ngày để thông khí.

Trồng su su và bón lót

Trước khi trồng su su, ngoài giống, cần chuẩn bị thêm phân bón lót cho cây. Phân bón lót có tể là phân chuồng ủ hoai mục, mùn ẩm, lá cây hoai mục, trấu… Đào hố rộng khoảng 80 – 100 cm, sâu khoảng 50cm. Đổ mùn, phân chuồng, trấu… đã chuẩn bị xuống đáy. Bạn có thể lựa chọn 2 cách. Thứ nhất, để 1 tuần sau khi bón phân mới cho giống xuống. Thứ hai, phủ một lớp đất mỏng lên trên phân, sau đó cho giống xuống.

Khoảng cách giữa các hố trồng su su

Nếu bạn trồng diện tích nhỏ, bạn có thể tự cân đối khoảng đất nhà mình sao cho mỗi gốc cách nhau 2m là được. Còn với các hộ trồng diện tích lớn, nên trồng theo hàng để đảm bảo mật độ tiêu chuẩn. Mật độ từ 2,5 – 3m giữa các hố là mật độ chuẩn nhất. Trong mỗi hốc bạn đào, trồng khoảng 3 quả giống. Căn mỗi quả cách nhau khoảng 30cm, đạt quả giống xuống, vùi đất lên sao cho kín quả, chỉ để mầm nổi lên. Tuy nhiên, cần chú ý không nên nén hay nện chặt đất xuống, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ thoáng của đất, khiến cây bị bí và khó lên mầm.

Chăm sóc cây su su

Các công việc bạn cần làm khi chăm sóc cây su su tương đối đơn giản, bao gồm:

Che nắng sau khi trồng

Đó là do để kịp mùa vụ, thường khi trồng su su, thời tiết vẫn chưa chuyển sang lạnh hẳn. Nắng có thể làm ngọn su su bị héo, khó phát triển. Cần che nắng cho su su trong khoảng 2 tuần đầu tiên kể từ ngày trồng. Khi mầm và ngọn đã lên khỏe, thì nắng không ảnh hưởng nữa.

Cắm dốc leo

Sau khoảng 2 tuần, su su bắt đầu trổ ngọn và chuẩn bị leo. Đó là thời điểm để bạn cắm dốc leo cho cây vươn lên giàn. Dốc leo nên dài hơn chiều cao của giàn một chút. Ví dụ dàn cao khoảng 1,6m thì nên làm dốc leo từ 1,6 – 1,7 m. Dốc leo nên sử dụng tre hoặc nứa già, có độ dai và cứng và chịu được lực. 

Bón thúc cho su su

Bón thúc cho su su vào 2 giai đoạn chính: Lần đầu: Khi su su bắt đầu leo giàn. Đây là lúc su su cần nhiều dưỡng chất để ngon vươn nhanh và khỏe. Dùng phân NPK, pha loãng và tưới cho cây Lần sau: khi cây bắt đầu kết quả. Đây là thời điểm cây có thể thiếu Kali hoặc Đạm khiến đậu quả kém, dễ rụng quả. Tưới bổ sung thêm hai chất này.

Bấm ngọn

Khi các ngọn chính của cây dài khoảng 2m, đó là lúc bạn nên bấm ngọn chính đí. Đồng thời, trong các ngọn chánh, hãy tỉa bớt các ngọt nhỏ, yếu. Bạn hoàn toàn có thể ăn ngọn hoặc bán phần ngọn đó. Như vậy vừa giúp bạn thêm thu nhập, vừa kích thích cây đẻ nhánh, ra nhiều quả.

Sâu bệnh

Sâu bệnh hại đến su su không quá nhiều, bạn nên biết các phòng trước. Do đặc thù su su trồng bằng quả giống, bạn nên lựa chọn giống không nhiễm bệnh, thì tỷ lệ cây mắc bệnh không cao. Thứ hai, loại sâu cơ bản là rệp muội. Loại sâu này khiến ngọn bị xoắn lại, khó vươn tiếp. Nếu cây bị mắc loại bệnh này, bạn nên phun từ sớm. Sử dụng thuốc sinh học theo tiêu chuẩn của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thời gian muộn nhất bạn có thể phun là 30 ngày từ ngày gieo trồng.

Thu hoạch

Su su là loại quả cho thu hoạch dài ngày. Khoảng 40 – 50 ngày kể từ ngày trồng, su su có thể thu hoạch lứa quả đầu tiên. Thu hoạch khi quả vừa căng, trông vỏ bóng, láng là vừa. Không nên thu hoạch quá muộn, quả bị già, có xơ và không có giá trị kinh tế nữa. Tùy thuộc vào trình độ thâm canh và điều kiện thời tiết, cây có thể cho thu hoạch sớm hơn.

Kể từ ngày thu hoạch lứa đầu tiên, từ 4 – 6 ngày sẽ được thu hoạch một lần.

Thời gian thu hoạch trung bình là khoảng 40 – 60 ngày. Có một số vườn có thể kéo dài thời gian thu hoạch lên đến gần 3 tháng. Như vậy, su su là loại quả cho năng suất rất cao. Năng suất trung bình cả vụ có thể lên tới 40 – 70 tấn/ha su su, đem lại nguồn kinh tế không nhỏ cho các hộ nông dân.
Hướng dẫn trồng cà rốt đơn giản tại https://trangvangnongnghiep.net/cach-trong-cu-ca-rot-don-gian-ngay-tai-nha.html

Mua giống su su chất lượng ở đâu?

Để trồng được su su với năng suất cao, như chúng tôi đã chia sẻ, bạn cần tìm được nguồn quả giống đảm bảo chất lượng. Để như vậy, bạn nên tìm mua quả giống su su tại những cơ sở uy tín, lâu năm, có thương hiệu và được tin tưởng bởi người tiêu dùng. Một trong những lựa chọn mà bạn có thể tìm đến và tin tưởng là: Nông sản Dũng Hà – với hơn 7 năm thương hiệu uy tín trong phân phối hạt giống và quả giống cây trồng. Chúng tôi có sứ mệnh kết nối nông sản từ nông dân đến tay người dùng. Chúng tôi tự hào về sứ mệnh của mình, tự tin về chất lượng và giá cả hàng đầu! Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi mua quả giống và làm đối tác của chúng tôi! Không chỉ riêng QUẢ GIỐNG SU SU, Bạn có thể tham khảo DANH MỤC HẠT GIỐNG RAU SẠCH với hơn 100 loại hạt giống rau của của chúng tôi!

Một số bài viết liên quan

Hướng dẫn trồng bắp cải đúng cách cho năng suất hàng đầu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *