Tổng hợp các loại bánh truyền thống của Thái Lan mà bạn nhất định phải thử

Thái Lan không chỉ hấp dẫn du khách bởi những địa điểm du lịch thú vị mà ẩm thực nơi đây cũng đặc biệt hấp dẫn khiến nhiều người yêu thích. Hôm nay, chuyên mục Tin tức của Măng tây xanh sẽ cùng bạn khám phá những món bánh truyền thống của Thái Lan nhất định phải thử khi có dịp ghé thăm nhé!

1. Bánh Khanom Chun – Bánh chín tầng mây nổi tiếng ở Thái Lan

Món bánh truyền thống của Thái Lan đầu tiên mà Măng tây xanh muốn chia sẻ đến bạn là bánh Khanom Chun (hay còn gọi là bánh mây chín tầng) tương tự như bánh da heo ở Việt Nam được rất nhiều người yêu thích.

Đúng như tên gọi, món bánh này sẽ có từ 5 đến 9 lớp bánh mỏng xếp chồng lên nhau với mỗi lớp bánh sẽ có một màu sắc và mùi vị khác nhau tùy thuộc vào nguyên liệu làm bánh.

Bánh Khanom Chun thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, hình tròn hay hình bông hoa,… Bên cạnh đó, món bánh này còn thu hút thực khách bởi màu sắc bắt mắt đa dạng như hồng, xanh, tím 

banh truyen thong thai lan

Khi ăn món bánh này, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo của từng lớp bánh, quyện với vị ngọt bùi, béo ngậy của dừa tạo nên một món bánh thơm ngon, độc đáo, lạ miệng.

Xem thêm: 20 món đặc sản Hà Nội ngon nhất mang hương vị truyền thống

2. Bánh Khanom Tom Bai Toey – Bánh dừa lá dứa

Khanom Tom Bai Toey hay còn gọi Bánh dừa lá dứa là món bánh được làm từ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc như bột gạo, dừa, lá dứa và đường.

Nhìn chung, tuy chỉ là một món bánh đơn giản nhưng khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận được hương lá dứa thơm từ lớp bánh bên ngoài mềm mịn. Bên trong có vị béo ngọt do được làm từ dừa sên và đường nâu. Kết hợp với nhân bánh là lớp dừa bào sợi phủ bên trên trông vô cùng hấp dẫn.

3. Khanom krok – Bánh dừa

Đến với các con hẻm hay chợ trời ở Thái Lan, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những xe đẩy bán Khanom krok hay còn gọi là bánh dừa vô cùng thơm ngon.

Nguyên liệu chính của món bánh dừa này là bột mì và nước cốt dừa. Người làm bánh sẽ trộn hai nguyên liệu này lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Đem bánh đi nướng trên bếp than hồng. Món bánh truyền thống này trông khá giống với bánh khọt của Việt Nam.

Để bánh thơm ngon hơn cũng như giảm bớt độ ngọt của nước cốt dừa, người ta sẽ cho một ít lá hẹ tây lên trên. Tuy đây là một món ngọt nhưng hương vị mà nó mang lại chắc chắn sẽ không khiến bạn ngán khi ăn đâu nhé!

4. Khao Mao Tod – Bánh chuối

Bánh chuối – Khao Mao Tod là món bánh có cách chế biến lạ và rất độc đáo. Thường được bày bán tại các quầy hàng rong ở Thái Lan.

Chuối dùng làm bánh này phải chín vàng, mềm và có màu vàng tươi mới ngon. Chuối sau khi gọt vỏ, sẽ được nhúng qua nước cốt dừa. Sau đó phủ một lớp cơm cháy bên ngoài. Tiếp theo, bánh sẽ được chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi có màu vàng nâu đẹp mắt.

banh chuoi

Lớp cơm bên ngoài giòn rụm, phần chuối bên trong mềm ngọt, béo béo nhưng khi ăn không bị ngán.

Xem thêm: 10+ món ăn nổi tiếng miền Tây Nam Bộ nhất định phải thử phần 1; Phần 2

5. Bánh bí ngô – Sang Kaya Fug Tong 

Nhắc đến món bánh truyền thống của Thái Lan, món bánh bí đỏ này có hình dáng rất dễ thương và hương vị thơm ngon.

Đây là loại bánh được làm từ các nguyên liệu như bí đỏ, đường nâu, trứng, lá dứa, … Bí đỏ sẽ được người thợ làm bánh khéo léo loại bỏ phần ruột mà không đụng chạm vào thịt.

Sau đó, người thợ làm bánh sẽ lấp đầy phần trũng bằng nhân kem béo ngậy được làm từ hỗn hợp đường nâu, trứng gà (hoặc trứng vịt), muối, nước cốt dừa, lá dứa 

Cuối cùng, hấp bánh cho đến khi bánh chín mềm. Khi ăn cắt thành 8 – 10 miếng cho dễ thưởng thức.

6. Bánh Cha Mongkut – Bánh vương miện dành cho vua chúa

Bánh Cha Mongkut – bánh vương miện thu hút du khách bởi hình dáng và màu sắc bắt mắt. Đây là loại bánh chỉ được dâng lên vua chúa để thưởng thức với ý nghĩa sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành trong công việc và cuộc sống.

Bánh vương miện tuy được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo, nước dừa, đường trắng,… nhưng đòi hỏi người làm bánh phải tỉ mỉ và khéo léo mới có thể chế biến được món bánh độc đáo này.

7. Khanom Tan – Bánh thốt nốt

Khanom Tan – Bánh thốt nốt là loại bánh có màu vàng đẹp mắt nên được rất nhiều người yêu thích, kể cả người dân địa phương cũng như khách du lịch.

Loại bánh này được làm từ bột nếp với nước dừa tươi, đường thốt nốt và dừa nạo sợi. Khi thưởng thức bánh, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm thoang thoảng đặc trưng, ​​vị ngọt bùi của đường thốt nốt kết hợp với sợi dừa thơm bùi rắc bên trên, tất cả hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo.

Thông thường, bánh sẽ được nặn thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi xếp ra đĩa hoặc gói trong lá chuối.

banh thot not

8. Tong Yip, Foi Tong, Tong Yord – Bánh trứng

Sở dĩ món bánh này có nhiều tên gọi như vậy là vì tùy theo hình dáng của chúng mà chúng ta sẽ gọi là Tong Yip, Tong Yord hay Foi Tong.

Từ những nguyên liệu đơn giản là trứng trộn với bột nếp và đường, dưới bàn tay tài hoa của người thợ làm bánh đã cho ra đời những chiếc bánh trứng với nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, sợi chỉ hay bông hoa nhỏ vừa đẹp vừa hấp dẫn.

Về hương vị, bánh trứng có vị ngọt đặc trưng cùng với lớp kem bơ tan chảy càng làm tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món bánh này. Món bánh này chắc chắn sẽ khiến bạn khó quên ngay lần đầu nếm thử!

Xem thêm: 15 địa điểm du lịch mộc châu đẹp trong mọi khung hình

9. Bánh Saneh Jann

Bánh Saneh Jann là một loại bánh có màu vàng đẹp mắt với hình dạng giống như hạt nhục đậu khấu trông rất đặc biệt. Bánh được làm từ bột nếp kết hợp với đường, nhục đậu khấu tạo nên kết cấu bánh mềm xốp, có mùi thơm nhẹ và không quá ngọt.

Đây có lẽ là món bánh truyền thống mà bạn không nên bỏ qua nếu có dịp du lịch xứ chùa Vàng này!

10. Luk Chup – Bánh đậu xanh

Món bánh truyền thống của Thái Lan tiếp theo mà Măng tây xanh muốn chia sẻ đến bạn chính là bánh Luk Chup hay còn gọi là bánh đậu xanh trái cây với nhiều hình dáng và màu sắc nổi bật.

Giống như tên gọi của bánh, bánh đậu xanh được làm từ nhân đậu xanh ngào đường và nước cốt dừa. Sau đó, người thợ làm bánh sẽ khéo léo nhào nặn thành các loại trái cây rồi phủ lên đó các màu sắc khác nhau cho sinh động hơn.

banh trai cay

Từ xa xưa, món bánh này đã là món tráng miệng dành riêng cho vua chúa. Từ trước đến nay, bánh đậu xanh trái cây cũng không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay tiệc sinh nhật.

11. Bánh Roti Gluay

Bánh Roti Gluay là một loại bánh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó du nhập sang các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan. Đến Thái Lan, bạn sẽ thấy nhiều xe đẩy hay quầy bán loại bánh này nên rất dễ tìm và thưởng thức.

Bánh Roti Gluay của Thái Lan sẽ có lớp bên trong mềm thơm ngon, lớp vỏ ngoài giòn rụm vô cùng hấp dẫn. Thông thường, loại bánh này sẽ được rưới một lớp sữa đặc và một chút bột milo (hoặc sốt socola) lên trên, ăn kèm với chuối, dừa hoặc có thể ăn riêng.

12. Khanom Bueang – Bánh kẹp Thái

Dạo một vòng chợ Chatuchak hay chợ nổi ở Bangkok, bạn sẽ bắt gặp những quầy bán bánh mì Thái Lan (Khanom Bueang) trông vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Bánh Khanom Bueang có lớp vỏ màu nâu vàng đẹp mắt được kẹp ở giữa là nhân kem dừa béo ngậy. Điểm lên trên phần nhân trắng là vài sợi lòng đỏ trứng cho thêm phần nổi bật.

Bánh thường được người bán xếp thành từng hàng ngay ngắn như những con hến hé miệng, mời gọi bạn dừng lại xem và thưởng thức.

13. Salapo – Bánh bao

Bánh bao tuy là một món ăn quen thuộc nhưng khi đến với Thái Lan, bạn sẽ được thưởng thức một loại bánh bao có hương vị độc đáo vô cùng khác biệt.

Vỏ bánh bao – Salapao thường được làm từ các nguyên liệu chính như bột mì, men, cùng với một chút muối và đường.

banh bao

Về phần nhân bánh, loại cơ bản nhất mà bạn sẽ thường bắt gặp khi đến Thái Lan là nhân thịt được trộn với hành tây, nấm, ngò, cà rốt, lòng đỏ trứng luộc,… Sau đó sẽ được nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi gói bột bánh lại và hấp chín.

Vậy là Măng tây xanh đã chia sẻ xong những thông tin tổng hợp về các món bánh truyền thống của Thái Lan mà bạn nhất định phải thử. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên hoặc truy cập website nongsandungha.com để cập nhật thông nhiều kiến thức hay về Món ăn, Mẹo vặt, Sức khỏeLàm đẹp… nhé!


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *