Tác dụng tuyệt vời của cà tím đối với sức khỏe

Cà tím là một trong những thực phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam trong các món ăn hàng ngày. Nó được mọi người chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Phổ biến nhất là cà tím xào thịt, cà tím nướng mỡ hành, cà tím bung…Thậm chí nó còn được ăn sống.  

Ở Việt Nam, người ta trồng rất nhiều cà tím vì nó thích hợp với điều kiện trồng ở đây.Cà tím chiếm 0.4% thị trường rau của quả. Cà tím có rất nhiều chất dinh dưỡng không những tốt cho sức khỏe như phòng chống bệnh tim mạch, tăng trí nhớ, tiểu đường. Mà còn có tác dụng giảm cân, giữ vóc dáng cân đối Người Việt Nam đã quá quen thuộc với những món ăn đặc sắc từ cà tím như cà tím nướng mỡ hành, cà tím xào thịt, cà tím bung… Cùng mangtayxanh.net tìm hiểu “Tác dụng tuyệt vời của cà tím đối với sức khỏe” nhé! 

Cà tím có nguồn gốc từ đâu ?

Cà tím là loại thực vật thuộc họ (Solanaceae), cùng họ với khoai tây, cà chua và hồ tiêu. Có tên khoa học là Solaum melongena L. Cây cà tím được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nam và Đông Bắc Ấn Độ Trung Quốc khoảng 1.500 năm trước. Ngoài ra, ở các nước như Việt nam, Myanmar, Bắc Thái Lan cũng trông cây này rất nhiều.

Đầu những năm 1800, cà tím được người Ba Tư, Ả Rập, Tây Ban Nha đem đi bán ở các thị trường châu Âu khi giao thương giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, nên thương mại cũng phát triển hơn.

Trên thế giới, cà tím được coi là một trong những loại nông sản có sản lượng lớn nhất. Chúng được xem là “ Vua của các loại rau” ở Ấn Độ. Theo phong tục một vài nơi tại Trung Quốc, khi bước chân về nhà chồng, các cô dâu phải biết nấu ít nhất 12 món ăn từ cà tím. Đây được xem như một loại của hồi môn của các cô dâu mới cưới. 

Xem thêm: Giống măng tây Mỹ tại Việt Nam 

Thông tin về quả cà tím

Cà tím thuộc loại cây thân thảo hàng năm, rất ưa nhiệt. Thân cây có gai từ nhỏ, thường cao 50-150 cm. Lá cây lớn, có lông tơ bao phủ mặt dưới lá, phiến lá rộng. Hoa cà tím thì có trắng và tím nhạt. Nhụy hoa màu vàng. Ở Việt Nam, cà tím còn có những cái tên gọi khác như cà dái dê vì nó có hình dáng giống, hoặc cà nâu. 

Quả cà tím rất ngon
Quả cà tím rất ngon

Quả cà tím mọc đơn lẻ, dáng thuôn dài, rất mỏng. Vỏ của cà tím màu tím nhạt, bóng loáng, khi quả già sẽ chuyển sang màu tím đậm. Cà tím có đường kính khoảng 4-5 cm, chiều dài từ 15-25 cm. Tuy nhiên, tại Nhật Bản và một số nước phương Đông, giống cà tím này có một số đặc điểm khác biệt. Dáng cà tím thon dài hơn, vỏ mỏng hơn. Ngoài cà tím dùng để ăn còn có giống cà tím” kiểng”- như một loài cây cảnh. Với giống này, kích thước quả nhỏ hơn, có cả quả màu trắng, hình bầu dục, vẫn có thể ăn được. 

Tác dụng của cà tím đối với sức khỏe

Tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh ung thư

Trong cà tím có chứa lượng lớn chất oxy hóa. Chất này có chức năng bảo vệ cơ thể koir tổn thương bởi các gốc tự do gây ra. Nhờ đó, chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa khỏi các bệnh ung thư và bệnh tim. 

Màu tím mộng mơ của quả cà tím được tạo nên bởi sắc tố anthocyanin. Hợp chất này cũng  có khả năng chống oxy hóa rất mạnh,  nhất là chất anthocyanin nasunin

Một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã chỉ ra một số kết quả như sau. Trong cà tím có chứa hợp chất solasodine rhamnosyl glucoside (SRGs). Chất này có cả trong các loài thực vật khác cùng họ cà. Nó có chức năng tiêu diệt các tế bào ung thư nguy hiểm và đẩy lùi nguy cơ tái phát bệnh. Tuy vậy, còn hạn chế các cuộc nghiên cứu cùng đề này nên kết luận vẫn chưa được nhiều người công nhận. Cần có thêm nhiều các nghiên cứu liên quan khác.  

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, nếu ăn nhiều trái cây và hoa quả (trong đó có cả cà tím) rất tốt cho sức khỏe. Điều này thì đã quá rõ ràng, ai cũng công nhận. Chúng có khả năng phòng chống các bệnh ung thư như trực tràng, bàng quang, buồng trứng, dạ dày, tuyến tụy, niêm mạc tử cung và cổ tử cung. 

Cà tím giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Trong cà tím có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, kali, các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Báo cáo của một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên NCBI, mỗi ngày tiêm 10ml nước ép cà tím cho thỏ có lượng cholesterol cao trong vòng bốn tuần đã cho kết quả tích cực. Nồng độ  triglyceride và cholesterol LDL đã giảm đáng kể. Đây chính là hai chất gây nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Tác dụng cua cà tím
Tác dụng cua cà tím

Một nghiên cứu khác của Đại học Y Connecticut cũng thực hiện trên động vật. Lần này, những con động vật sẽ được cho ăn cà tím nước hoặc sống trong vòng một tháng. Kết quả là đã giảm mức độ và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tăng cường chức năng tâm thất trái.    

Các nghiên cứu đã phần nào chứng minh được chức năng bảo vệ tim mạch cho cơ thể của cà tím. Tuy nhiên thì chưa chỉ rõ được sự khác biệt giữa động vật ăn cà tím nướng và cà tím sống.  

Tác dụng tăng cường chức năng của trí não

Nghiên cứu về công dụng của chất nasulin có trong vỏ cà tím được thực hiện trên thực vật. Cho thấy kết quả rằng anthocyanin này là một chất khử sắt rất mạnh. Nó có chức năng chống lại quá trình lipid peroxidation. Giúp bảo vệ não khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại. 

Các loại rau củ có chứa chất anthocyanin, đặc biệt là cà tím nên được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày. Bởi chúng có khả năng tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng nhận thức ở con người.

Chức năng kiểm soát lượng đường trong máu

Chất xơ không hòa tan chiếm hàm lượng lớn trong cà tím. Loại chất xơ này hoàn toàn không bị tiêu hóa. Chúng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm khả năng hấp thụ đường vào cơ thể. Nhờ đó, cơ thể sẽ ổn định lượng đường và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, hợp chất polyphenol có trong cà tím có chức năng cải thiện độ nhạy insulin và  làm giảm chỉ số đường huyết. Các hợp chất này có tác dụng ức chế khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2

Cà tím được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên vào chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, kết hợp với các loại ngũ cốc và rau củ quả để cải thiện tình trạng bệnh. Ăn thường xuyên để có hiệu quả cao. 

Cà tím hỗ trợ quá trình giảm cân cho chị em phụ nữ

Cà tím là loại thực phẩm chứa chất xơ dồi dào, lượng calorie thấp. Nó được xem là loại thực phẩm lý tưởng, phù hợp cho người muốn giảm cân, người béo phì.

Vì sao ư? Vì trong cà tím có chất xơ không hòa tan. Nó không bị tiêu hóa mà còn hấp thụ ở dạ dày. Vì vậy mà giúp bạn có cảm giác nhanh no, giảm cơn thèm ăn và no lâu. Chất này còn có công dụng kích thích quá trình tiêu hóa, nhanh chóng đào thải các chất thải ra ngoài, thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón . 

Với 100g cà tím khi đi vào cơ thể tương đương với 16%  chất xơ. Cà tím được khuyến nghị ăn mỗi ngày (18 – 20g).

Xem thêm: Hạt sen khô- thực phẩm tốt cho sức khỏe 

Một số lưu ý khi sử dụng cà tím

Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và làm đẹp, cà tím cũng có những chất độc hại. Tuy không đáng kể, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bạn cần lưu ý loại bỏ các chất độc này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tận dụng được hết công dụng của cà tím.

Không nên ăn quá nhiều cà tím

Chất saponin có trong cà tím có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa. Nhưng nó có một tác động tiêu cực vào cơ thể. Đó là có tác dụng gây mê, kích thích mạnh mẽ lên trung tâm hô hấp, gây khó thở.

Ăn quá nhiều cà tím có thể gây nên ngộ độc. Mặt khác, chất solanine này là chất khó tan, tan không đáng kể trong nước. Vì vậy, dù có đun sôi thì cũng không loại bỏ được hoàn toàn chất này. 

Bạn có thể thêm một chút giấm vào món ăn để thúc đẩy sự phân hủy của chất solanine. Không nên uống nước ép cà tím. Bởi vì khi chưa được nấu chín, chất này còn rất nhiều, có thể gây ngộ độc.

Hàm lượng nicotine trong cà tím cao hơn bất kỳ loại rau củ quả này. Với nồng độ khoảng 0,01mg/100g. Bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần trong một tuần để tránh bị ngộ độc. Có thể nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm. Mỗi lần ăn khoảng 100-200g. 

Lưu ý khi ăn cà tím
Lưu ý khi ăn cà tím

Nên ăn vỏ cà tím 

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn từ cà tím. Điển hình như cà tím xào thịt, cà tím om, cà bung, món nướng mỡ hành… đều rất ngon. Một chú ý là không nên bỏ vỏ cà tím. Vì trong vỏ cà tím chứa vitamin B và C rất có lợi cho sức khỏe.

Không nấu cà tím với nhiệt độ quá cao

Cà tím nếu được nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất rất nhiều chất dinh dưỡng. Chế biến cà tím thành món chiên có thể làm giảm đến 50% lượng vitamin 

Nếu ăn cà tím sống sẽ bị hiện tượng ngứa ngoài da, miệng. Vì trong cà tím có chứa protein, chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin. Để tránh tình trạng này, bạn cần nấu cà tím chín kỹ trước khi ăn. Nhũng cũng không nên nấu quá chín.

Cách tốt nhất để ăn cà tím mang lại nhiều dinh dưỡng nhất đó là ninh cà hoặc hầm mềm. Như vậy món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng, không làm mất các chất dinh dưỡng. Trước khi nấu ăn, bạn nên ngâm cà với nước muối loãng và rửa lại bằng nước sạch. Để loại bỏ các chất bẩn, loại bỏ vị đắng của cà và làm cà mềm hơn. 

Ăn cà tím không bị nóng

Nhiều người lo sợ rằng ăn cà tím rất dễ bị nóng. TS Lê Thanh Nhạn (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho biết, theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính hàn, hơi độc. Nó có tác dụng nhuận tràng, mát gan, lợi mật… Rất tốt cho người bị khô đắng miệng,nóng nhiệt, táo bón…

Đối tượng nào không nên ăn cà tím

Cà tím không phù hợp với những người như sao:

  • Cà tím có tính hàn, ăn nhiều khiến dạ dày khó chịu, dẫn đến bị tiêu chảy nặng. Vì vậy người bị bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím 
  • Những người có sức khỏe yếu, đang mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức xương thì nên hạn chế ăn cà tím. Cà tím chiên rán có chứa nhiều dầu sẽ gây nên viêm tấy. 
  • Người bị thận, hen suyễn cũng không nên ăn cà tím. Vì trong cà tím chứa oxalate với hàm lượng cao. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa loại axit dễ bị sỏi thận.
  • Không nên kết hợp cà tím với những thực phẩm lạnh. Vì cà tím có tính hàn. Nên cho vài lát gừng vào chế biến để giảm độ lạnh của món ăn. Vào thời điểm giao mùa thu đông, cà thường có vị chát và đắng, thiên về tính hàn hơn.Vậy nên, người có thể chất hư hàn hạn chế ăn nhiều. Đặc biệt là người đi ngoài lỏng

Hãy tìm hiểu kỹ về bất cứ thứ gì khi bạn có định sử dụng nó nhé

Tham khảo sản phẩm tại nongsandungha


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *