NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG VỀ CÂY MĂNG TÂY XANH

CÂY MĂNG TÂY XANH HIỆN NAY ĐƯỢC SỬ DỤNG RẤT NHIỀU TRONG CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN VÀ LÀM THỰC PHẨM. Ở VIỆT NAM, LOÀI CÂY NÀY NGÀY CÀNG ĐƯỢC SỬ DỤNG RỘNG RÃI. NHƯNG KHÔNG ÍT NGƯỜI CHƯA TỪNG NHÌN THẤY THẬM CHÍ CHƯA TỪNG NGHE NÓI VỀ LOÀI MĂNG TÂY.
  1. Đặc điểm sinh trưởng của cây măng tây

Măng tây là loài cây thân thảo, thuộc lớp thực vật một lá mầm. Lá cây hình kim, trên bề mặt lá có lông, mọc thành từng cụm. Cây phát triển theo dạng bụi. Măng tây có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Khi trưởng thành, cây có chiều cao khoảng 100-150cm, tán rộng khoảng 1m. Hoa đơn tính hình chuông, màu lục nhạt, có hoa đực và hoa cái trên các cây riêng biệt nhưng đôi khi cũng có hoa lưỡng tính. Trái cây khi chín màu đỏ, bên trong có 4-6 hạt màu đen. Cây măng tây có khả năng chịu hạn rất tốt, thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đủ ánh sáng. Cũng có thể chọn trồng cây trên nền đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, đất phù xa đã được cải tạo cho tơi xốp, giàu chất hữu cơ. cay mang tay xanh
  1. Thành phần dinh dưỡng của rau măng tây

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, trong 180g măng tây có chứa các thành phần dinh dưỡng như biểu đồ dưới đây: bang duong chat cay mang tay xanh
  1. Thành phần dược chất

Loài cây này rất giàu dược tính: Các nhà khoa học đã chiết xuất được 141 hợp chất hoá học quý hiếm từ cây măng tây, trong đó có tới 31 chất trực tiếp có tác dụng phòng chống và điều trị bệnh ung thư. Do có chứa nhiều chất xơ nên rất tốt khi sử dụng để phòng và điều trị cho các bệnh về đường tiêu hóa như chứng táo bón. chất Asparagine trong măng tây giúp lợi tiểu, phòng và điều trị các bệnh ung thư, suy gan, tiểu đường và đau bàng quang. Măng tây còn giúp cung cấp chất đạm Homocystein giúp giảm stress, tăng cường trí nhớ, chống mệt mỏi khi làm việc nhất là những người lao động trí óc. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Măng tây cũng có chứa nhiều Folate và Glutathione là những chất chống ung thư và chống lão hóa rất hữu hiệu, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai giúp hạn chế những tổn thương trong hệ thần kinh của thai nhi. Chất Beta-Carotene giúp phòng tránh bệnh đục thủy tinh thế. Ngoài ra, măng tây còn có tác dụng chống lão hóa da, chống béo phì, làm giảm cholesterol, điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch. tăng cường khả năng tình dục…
  1. Phân loại cây măng tây:

Măng tây có 3 loại:

  • Cây măng tây xanh: có màu xanh do trồng trong điều kiện đủ ánh sáng. Cây hấp thu ánh sáng mặt trời tạo thành chất diệp lục tố, Măng xanh có nhiều chất xơ hơn măng trắng.
  • Măng tây trắng có đặc điểm mềm hơn măng xanh và có mùi vị nhẹ hơn.
  • Măng tây tím: có màu tím xuất phát từ chất anthocyanin ở mức độ cao (đây là chất chống oxy hóa mạnh). Măng tây tím có hàm lượng chất xơ thấp hơn 2 loại trên, nên mềm hơn và có thể sử dụng toàn bộ đọt từ gốc đến ngọn. Đọt măng dày và có vị ngọt hơn măng tây xanh và măng tây trắng.cac loai san pham mang tay
  Cây măng tây có nguồn gốc từ các nước châu Âu (từ phía bắc Tây Ban Nha bắc Ireland, Vương quốc Anh, và tây bắc Đức). Do những giá trị to lớn mà loại thực vật này mang lại nên hiện nay, măng tây đã được trồng phổ biến tại Việt Nam, Sản phẩm của cây măng tây là các chồi măng non thường được gọi là rau măng tây xanh. Rau Măng tây xanh là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây Măng tây, là loại rau sạch cao cấp còn được mệnh danh là loại “rau Hoàng Đế”. Cây măng tây xanh được bán trong các cửa hàng rau sạch hay siêu thị, giá bán măng tây hiện nay vẫn còn khá đắt do sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *