1. Đặc tính của củ su hào
    1. Đầu tiên, su hào là một loại cây ưa lạnh, vì thế, ở Việt Nam, chỉ có thể trồng loại cây này quanh năm ở vùng núi cao và cao nguyên như Đà Lạt, Bảo Lộc… Ngoài ra, toàn miền Bắc đều có thể trồng loại cây này vào vụ đông, là khi khí hậu ở miền Bắc trở lạnh.
    2. Thứ hai, đây là loại cây ăn được cả củ lẫn lá, rễ thuộc dạng cọc, cắm rất sâu. Đây là lưu ý cho những ai muốn trồng su hào ở trên sân thượng bằng thùng xốp hoặc thùng nhựa. Nếu vậy, bạn nên tìm những thùng xốp cao, to hơn để trồng su hào. 
    3. Thứ ba, đây là loại cây không ưa ẩm. Su hào chỉ cần lượng ẩm tối thiểu để sống và phát triển, nếu quá ẩm cây sẽ rất dễ chết.
  2. Các loại su hào phổ biến
    1. Loại 1, là su hào dọc tăm, tên thường nghe là su hào trứng. 
    2. Loại 2, su hào dọc trung 
    3. Loại thứ 3, su hào dọc đại, dân gian thường gọi là su hào bánh xe
  3. Thời vụ phù hợp trồng su hào
    1. Vụ đầu tiên, là vụ sớm, gieo từ khoảng tháng 7 cho đến tháng 8.
    2. Vụ trồng su hào thứ hai, rơi vào khoảng tháng 9 đến hết tháng 10.
  4. Vụ muộn, được trồng vào khoảng tháng 12 và đầu tháng 1
  5. Kỹ thuật gieo ươm cây giống
    1. Đất ươm giống
    2. Gieo hạt ươm
    3. Chăm sóc giống ươm
    4. Kỹ thuật trồng su hào
  6. Kỹ thuật chăm sóc su hào
    1. Sau khi trồng khoảng 10 ngày, là giai đoạn cây mầm bắt đầu lớn, đây là lúc bạn có thể bón thúc cho cây.
    2. Bên cạnh việc bón phân cho su hào, người trồng cần chú ý đến việc làm cỏ.
    3. Về rệp ăn lá, tùy vào mức độ gây hại, bạn có thể làm các biện pháp khác nhau.
  7. Thu hoạch su hào
    1. Năng suất su hào phụ thuộc vào loại giống, trình độ thâm canh, chăm sóc của người trồng. Tuy nhiên, năng suất su hào hiện nay dao động từ khoảng 20 – 30 tấn/ha.
  8. Mua hạt giống su hào ở đâu?
    1. Một số bài biết tham khảo:

Trồng su hào – kỹ thuật và mùa vụ cho năng suất cao

Mùa thu đã đến rồi, không mấy chốc là khí hậu sẽ vào đông. Đây là thời điểm mà những rau củ quả ngon của mùa đông chuẩn bị được gieo trồng. Mùa này là mùa trồng chính của cây ưa lạnh như su hào, bắp cải, họ rau nhà cải…. Hôm nay, Mangtayxanh xin đưa đến cho các bạn phương pháp và cách trồng SU HÀO sao cho năng suất và chất lượng nhất nhé!

Đặc tính của củ su hào

Trước khi muốn trồng một loại cây, bạn nên biết về các đặc tính của loại cây này. 

Đầu tiên, su hào là một loại cây ưa lạnh, vì thế, ở Việt Nam, chỉ có thể trồng loại cây này quanh năm ở vùng núi cao và cao nguyên như Đà Lạt, Bảo Lộc… Ngoài ra, toàn miền Bắc đều có thể trồng loại cây này vào vụ đông, là khi khí hậu ở miền Bắc trở lạnh.

Thứ hai, đây là loại cây ăn được cả củ lẫn lá, rễ thuộc dạng cọc, cắm rất sâu. Đây là lưu ý cho những ai muốn trồng su hào ở trên sân thượng bằng thùng xốp hoặc thùng nhựa. Nếu vậy, bạn nên tìm những thùng xốp cao, to hơn để trồng su hào. 

Thứ ba, đây là loại cây không ưa ẩm. Su hào chỉ cần lượng ẩm tối thiểu để sống và phát triển, nếu quá ẩm cây sẽ rất dễ chết.

Các loại su hào phổ biến

Ở nước ta hiện nay có 3 loại su hào chính. 

Loại 1, là su hào dọc tăm, tên thường nghe là su hào trứng. 

Đây là loại su hào đang rất được ưa chuộng do củ nhỏ, ngọt và có độ giòn đặc biệt. Cây su hào loại này nhỏ thân, củ nhỏ, cọng lá tròn, phiên lá nhỏ và mỏng.  Đây là loại su hào thường được các hộ gia đình chọn trồng và các nông dân sử dụng để xen canh với cải bắp, khoai tây và một số loại rau khác. Đó là do đặc tính của loại su hào này, không quá tốn diện tích. Thời gian trồng và thu hoạch của loại su hào nào dao động từ 75 đến 80 ngày.

Loại 2, su hào dọc trung 

Đây đang là loại su hào được trồng nhiều nhất. Loại su hào này có củ tròn, to, vỏ tương đối mỏng, cọng và phiến lá khá to, dày. Loại su hào này ăn có vị ngọt, là loại đang được trồng nhiều nhất. Phần vì năng suất loại củ này khá tốt, phần vì thời gian sinh trưởng không lớn,  chỉ dao động từ 90 đến 100 ngày là có thể thu hoạch được.

Loại thứ 3, su hào dọc đại, dân gian thường gọi là su hào bánh xe

Có cái tên này vì loại su hào này có thân, củ rất to, củ hơi dẹt, vỏ rất dày. Thời gian sinh trưởng của loại cây này cũng tương đối dài, vào khoảng 120 – 130 ngày mới có thể thu hoạch. Tuy nhiên, đây lại là loại su hào được các hộ nông dân trồng diện tích lớn lựa chọn nhiều nhất. Đó là do loại su hào này không mấy kén đất, sống được ở điều kiện khá khắc nghiệt, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng vẫn có thể cho ra năng suất khá cao Đây là ba loại su hào phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, bạn có thể tùy vào đặc tính để lựa chọn loại su hào phù hợp cho khu vườn của gia đình.

Thời vụ phù hợp trồng su hào

Như đã nói, su hào là loại cây ưa lạnh, vì thế tùy theo vị trí mà có thể trồng thời điểm khác nhau. Ở Miền Bắc nước ta nói chung, thời vụ trồng su hào sẽ rơi vào ba vụ lớn trong năm.

Vụ đầu tiên, là vụ sớm, gieo từ khoảng tháng 7 cho đến tháng 8.

Vụ này thì su hào cho năng suất không quá cao, tuy nhiên, nhiều nông dân lại lựa chọn thời vụ này. Đó là do, trồng vụ này thì có thể cung cấp su hào sớm cho thị trường, vì thế mà su hào cũng có giá hơn. Trong vụ này, nông dân chủ yếu chọn trồng loại su hào trứng. Đó là do loại su hào này thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, vì thế mà sau khi thu hoạch lứa này, vẫn kịp để gieo trồng lứa su hào sau mà vẫn kịp mùa vụ.

Vụ trồng su hào thứ hai, rơi vào khoảng tháng 9 đến hết tháng 10.

Đây là vụ gieo trồng chính của su hào. Do khí hậu lúc này là phù hợp nhất cho su hào phát triển. Lựa chọn gióng vụ này có sự khác biệt. Các hộ trồng diện tích lớn và bán buôn cho thương lái, sẽ tùy vào loại đất để trồng loại su hào tầm trung hoặc tầm đại. Còn các hộ nhỏ lẻ hơn, sẽ trồng xen canh 2 loại giống su hào này để có thể kéo dài thời gian thu hoạch.

Vụ muộn, được trồng vào khoảng tháng 12 và đầu tháng 1

Vụ này thì không nhiều các hộ nông dân lớn chọn trồng, do thời tiết lúc này khá khắc nghiệt, năng suất su hào không cao. Các hộ trồng vụ này thường sẽ trồng nhỏ lẻ, xen canh các loại su hào để có thể kéo dài vụ thu hoạch cho đến tận tháng 3 tháng 4 năm sau.

Kỹ thuật gieo ươm cây giống

Đất ươm giống

Su hào là loại cây không quá kén đất. Tuy nhiên, để su hào đạt năng suất cao nhất, thì nên chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Chú ý làm mềm đất sao cho thật tơi xốp. Tăng độ màu mỡ của đất bằng cách bón lót trước khi ươm giống. Sau khi cày sâu đất sao cho thật tơi, bắt đầu lên luống trồng cây. Luống ươm su hào lên các luống rộng từ 0,8 – 1m, cao khoảng 20 – 30 cm là hợp lý nhất. Chiều dài của luống cây thì tùy vào lượng giống gieo, nhưng tốt nhất, không nên dài quá 20m để có thẻ dễ chăm sóc hơn. 

Gieo hạt ươm

Hạt su hào chia ra thành từng phần nhỏ để gieo cho đều ở các luống, gieo xong dùng thanh gỗ nhỏ vỗ nhẹ lại toàn bộ mặt luống để hạt tiếp xúc với đất, tưới nước ướt đều mặt luống.  Khoảng cách ươm hạt giống su hào tối ưu là khoảng 10cm. 

Chăm sóc giống ươm

Khi su hào còn đang trong giai đoạn ươm giống, cây cần tương đối nhiều nước để nảy mầm và phát triển. Lưu ý tưới nước cho cây 1 ngày 1 lần, đảm bảo đất luôn có độ ẩm phù hợp.  Sau 5 – 7 ngày kể từ ngày gieo hạt, mầm cây su hào đã lên. Đây là lúc để bạn chọn lọc mầm cây. Hãy bỏ ngay các cây có dấu hiệu sau: lá mầm nhỏ, bị quắt, không đều. Có ngạch ở thân hoặc lá. Đây là những cây mầm mang bệnh, hãy lập tức nhổ bỏ để có được cây mầm su hào tốt nhất!

Kỹ thuật trồng su hào

Sau khi có cây mầm, bạn cần làm lại đất một lần nữa để có đất trồng cây mầm. Luống trồng su hào cũng tương tự như luống trồng cây mầm.  Trước khi trồng, bạn cần chuẩn bị phân bón lót. Chỗ phân bón lót này sẽ là nguồn dinh dưỡng cho cả quá trình su hào sinh trưởng và phát triển. Bón lót thì nên dùng phân chuồng đã hoai mục, sử dụng phân chuồng như vậy thì cây sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất, tránh việc lãng phí. Sau khi bón lót, trồng mầm su hào xuống với khoảng cách tối ưu nhất là 20x20cm cho giống loại 1, 30x35cm cho giống loại 2, và 35×40 cm cho giống loại 3. Đảm bảo được khoảng cách này sẽ giúp su hào có được diện tích để phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc su hào

Sau khi trồng, vẫn là khoảng thời gian cây cần khá nhiều nước, bạn nên tưới 1 ngày 1 hoặc 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, là giai đoạn cây mầm bắt đầu lớn, đây là lúc bạn có thể bón thúc cho cây.

Lượng phân bón thúc chỉ giữ ở khoảng 250 – 350kg cho 1 ha su hào. Nếu bón quá nhiều, khả năng cây còn tàn dư phân hóa học là rất cao, vừa gây lãng phí phân bón, vừa có thể ảnh hưởng đến đất và chất lượng cây.

Bên cạnh việc bón phân cho su hào, người trồng cần chú ý đến việc làm cỏ.

Việc làm cỏ này sẽ giúp nông dân không cần sử dụng đến thuốc diệt cỏ. Nên làm cỏ tối thiểu 2 lần, lần đầu tiên là khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, lần thứ hai khoảng 35 – 40 ngày sau ngày trồng. Về phòng trừ sâu bệnh, ngoài mầm bệnh trong hạt và trong đất, su hào có thêm một loại rệp ăn lá nữa. Mầm bệnh trong hạt nên loại trừ từ khi còn là cây mầm, mầm bệnh trong đất cần được làm sạch bằng cách bón vôi, vun xới và làm sạch đất ban đầu

Về rệp ăn lá, tùy vào mức độ gây hại, bạn có thể làm các biện pháp khác nhau.

Nếu mức độ gây hại nặng, bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ sâu, thì nên dùng loại thuốc trừ sâu có thành phần tự nhiên, làm đúng theo liều lượng tiêu chuẩn được chỉ định. Việc phun thuốc sâu chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu. Khi cây đã bắt đầu tạo củ, cần hoàn toàn ngừng việc sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật

Thu hoạch su hào

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng tiêu chuẩn của mỗi giống su hào, thời gian thu hoạch của cây cũng khác nhau. Tuy nhiên, phụ thuộc vào trình độ thâm canh, mức độ chăm sóc, có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian tiêu chuẩn. Tốt hơn hết, bạn nên xem xét củ su hào tại ruộng, khi nào thấy mặt củ đã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì nên thu hoạch ngay. Nếu tiếp tục kéo dài, củ su hào sẽ bị già, xơ và chất lượng rất thấp.

Năng suất su hào phụ thuộc vào loại giống, trình độ thâm canh, chăm sóc của người trồng. Tuy nhiên, năng suất su hào hiện nay dao động từ khoảng 20 – 30 tấn/ha.

Tìm hiểu trồng rau gì mua mưa không bị ngập úng TẠI ĐÂY

Mua hạt giống su hào ở đâu?

Để trồng được su hào có năng suất tốt, ngoài các điều kiện như trình độ canh tác, điều kiện thời tiết,… thì việc chọn mua được hạt giống tốt, chất lượng là vô cùng quan trọng. Hạt giống tốt ảnh hưởng trực tiếp tới mầm bệnh của cây, chất lượng cây và củ về sau. Bạn nên tìm mua hạt giống ở các cơ sở hạt giống uy tín, rõ ràng xuất xứ và chất lượng. Mangtayxanh, chúng tôi có sứ mệnh làm người kết nối giữa nông dân và người tiêu dùng. Chúng tôi tự tin về chất lượng sản phẩm, và tự hào về sứ mệnh của mình.  Các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chúng tôi! Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Danh mục hạt giống rau sạch của chúng tôi.

Một số bài biết tham khảo:

Kỹ thuật trồng hành lá năng suất cao mà nông dân nên biết! Các kỹ thuật gieo trồng mướp đắng đơn giản tại nhà Kỹ thuật trồng hoa đơn giản tại nhà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *