Trồng mướp dễ dàng với những kỹ thuật căn bản

Mướp là loại thực phẩm vừa quen thuộc, vừa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, mướp là loại cây rất dễ để gieo trồng. Hãy cùng Mangtayxanh tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này nhé!!

Tổng quan về đặc tính loài

Mướp, ở nước ta thường được gọi bằng các cái tên quen thuộc như: mướp ta, mướp hương, mướp gối… Đây là một loài thực vật thuộc họ Bầu bí, có tên khoa học là Luffa Cylindrica. Đây là loài cây thiên về khí hậu nóng. Tuy nhiên, lại có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tốt. Là loài cây dạng leo, rễ không ăn quá sâu vào đất, không tốn nhiều diện tích trồng.

Công dụng của cây mướp

Cây mướp là một trong những loại cây đa dạng tác dụng nhất trong họ Bầu bí. Đơn giản là vì, không chỉ quả, mà các bộ phận khác của loại cây này cũng có tác dụng tốt không kém.

Đầu tiên, về quả:

Mướp là thứ quả không thể xa lạ hơn với người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam dường như đã quá quen thuộc với món ăn: canh cua nấu mướp, hay mướp xào.. rồi nhỉ. Thậm chí những món ăn này còn trở thành biểu tượng làng quê Việt Nam nữa cơ mà!

Nhưng không nhiều người biết, lượng dinh dưỡng có trong quả mướp đã khiến nó trở thành một loại thuốc thần kỳ.

Quả mướp được khuyên dùng để chữa chứng đậu sởi, khỏi lở sưng. Thậm chí, đây là thứ thực phẩm hàng đầu cho các bà mẹ cho con bú. Loại rau này có khả năng kích thích sự tiết của tuyến sữa người phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Đây cũng là loại rau được khuyên dùng cho những người mắc bệnh về tuần hoàn máu, vì nó có thể cân bằng chức năng tuần hoàn của máu trong cơ thể.

Xơ mướp

Ở làng quê Việt Nam, thì cái tên này không xa lạ gì. Nhưng nhiều người ở thành phố thì sẽ không biết đâu! Xơ mướp, về bản chất chính là quả mướp. Khi quả mướp đã già và đạt đến giới hạn, thì thịt quả dần dần trở thành xơ, hạt quả to ra. Quả mướp khi đó sẽ khô dần, chuyển từ màu xanh sang nâu sẫm. Đây là cách lấy giống mà một số nông dân trồng mướp nhỏ lẻ hay dùng. Sau khi quả mướp khô, người nông dân sẽ lấy giống ra, để lại xơ mướp

Xơ mướp đã được ghi lại trong Đông y.

Đây là một vị trong bài thuốc trị chứng đau nhức gân cốt, đau mình mẩy. Thậm chí, đây là một vị thuốc trong bài thuốc trị chứng bế kinh (không có kinh nguyệt hoặc kỳ kinh không đều) ở phụ nữ. 

Lá mướp

Lá mướp ở dân gian, là một loại thuốc nhằm trị nhiệt. Người bị bệnh nhiệt, đun nước lá mướp uống, sẽ giúp giải hết độc, từ đó giải nhiệt thành công. Ngoài ra, nó còn dùng để chống nhiễm trùng các vết thương chảy máu, trị ghẻ lở và các mụn vỡ.

Rễ cây mướp

Rễ cây mướp tưởng chừng là một thứ vứt đi, nhưng không. Trong Đông Y ghi lại bài thuốc phơi khô rễ mướp, nghiền ra, dùng làm thuốc trị các bệnh về khoang mũi như viêm mũi, viêm xoang.

Kỹ thuật trồng cây mướp

Trồng mướp vào tháng mấy?

Mướp là loại cây không quá kén mùa, về thực chất có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, nếu trồng đúng thời vụ phù hợp, mướp sẽ ngon, hương thơm và năng suất cao nhất. Tại nước ta, tùy từng vùng miền, có các điều kiện khí hậu khác nhau, sẽ khiến việc trồng mướp khác nhau tùy thuộc từng miền. Miền Nam thường sẽ có 2 vụ trồng mướp là Đông Xuân và Xuân Hè. Miền Bắc thì thường sẽ gieo trồng vào khoảng tháng 9, tháng 10 và thu hoạch cho đến tháng 3, tháng 4 năm sau.

Kỹ thuật trồng mướp 

Mướp là loại cây rất dễ trồng, tuy nhiên, để trồng được thành công, cần tuân thủ một số kĩ thuật như sau:

Chuẩn bị đất trồng:

Để cây dễ lên mầm, tỷ lệ lên mầm cao, bạn cần có đất trồng tơi xốp, màu mỡ, sạch cỏ. Trồng mướp đắng không cần diện tích đất quá lớn, vì đây là loài mọc leo. Nhưng chính vì vậy ,nếu muốn có thể thu hoạch mướp lâu dài, cần chuẩn bị đủ không gian phía trên cho mướp có thể sinh sôi và phát triển. Đây là loại cây cực kỳ phù hợp cho những ai có khoảng sân hoặc ao rộng. Chỉ cần ít dây thép giăng lên, bạn đã có không gian cho mướp phát triển. Đồng thời có thể tạo mái che tự nhiên che mát cho ngôi nhà của bạn.

Chuẩn bị giống: 

Giống cây sẽ quyết định tỷ lệ khả năng mọc mầm cũng như chất lượng quả sau này. Vì thế hãy tìm mua hạt giống ở nơi uy tín.  Sau khi mua giống về, là giai đoạn xử lý giống. Ngâm hạt giống mướp hương trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong vòng từ 4 – 6 tiếng. Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36 – 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.

Gieo hạt ươm mầm

Cho hạt vào đất, theo mật độ khoảng 10cm một hạt. Vì đây là giai đoạn gieo để ươm mầm nên không cần diện tích quá lớn. Sau khi gieo, hãy phủ lớp đất mỏng lên, phủ quá nhiều, quá khít thì hạt sẽ không nảy mầm được. Phải giữ đất ẩm để hạt dễ mọc mầm. Bón phân lót trong thời gian gieo hạt. Sau khoảng 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm và tạo thành cây con, bạn cần di chuyển cây con đến vị trí trồng trước khi cây bắt đầu ra cuống leo. Một biện pháp khác, ngay từ khi gieo hạt, bạn có thể gieo cây ở vị trí bạn muốn trồng. Tuy nhiên, nếu như vậy, bạn cần bón lót trước ở đất. Khi trồng, hãy để 4 – 5 hạt một hốc cây, mỗi hạt cách nhau khoảng 10cm. Các hốc cây mướp cần cách nhau khoảng 0,5m đến 1,5m tùy diện tích vườn.

Chăm sóc:

Từ khi hạt nảy mầm đến khi có thể thu hoạch lứa đầu tiên là khoảng 50 – 60 ngày. Giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là cùng cấp nước, phân bón và làm giàn cho cây. 
Cung cấp nước tưới
Mướp là loại cây khá ưa ẩm, cung cấp đủ nước sẽ khiến cây phát triển nhanh. Cần tưới nước ít nhất 1 ngày 1 lần. Với các hộ gieo trồng tự túc thì vấn đề này không khó. Tuy nhiên, các hộ gieo trồng diện tích lớn cần để tâm vấn đề này ngay từ đầu. Các hộ có thể làm máng mương tưới tiêu, cũng có thể đầu tư giàn phun tưới nước.
Bón thúc
Nếu chỉ bón lót sẽ cho mướp khi cây sinh trưởng xấu, kém. Đây là loại cây sinh trưởng trong thời gian dài, nên lượng phân bón thúc sẽ không đủ cho cây. Tuy nhiên, khi bón phân thúc cần vô cùng lưu ý, mướp là loại cây dễ bị lốp phân, tức là rất tươi tốt, nhưng chỉ leo kín giàn mà không cho quả. 
Lượng phân bón thúc cho 1ha mướp bao gồm:
NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều lượng phân cho nhiều lần bón.  Định kỳ bón phân cho mướp là khoảng 20 ngày một lần. Lần bón thúc đầu tiên sẽ là 20 ngày sau khi trồng. Lần thứ hai tương tự như vậy, khoảng 20 ngày 1 lần. Khi bón thúc cho mướp, chú ý là chỉ tưới phân loãng, vừa để cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, vừa để tránh hiện tượng lốp phân.

Làm giàn

Khi cây mướp bắt đầu có lá thật, và cuống leo, người trồng cần lo đến vấn đề làm giàn. Tuy nhiên, với hầu hết các hộ hiện nay, là đầu tư giàn mướp trước khi trồng để tiết kiệm công sức và chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn mới trồng mướp, thì nên chú ý đến việc làm giàn. Giàn trồng mướp phải bằng, thoáng và rộng. Vật liệu làm giàn có thể là tre, nứa, cũng có thể sử dụng dây sắt đan lại thành giàn. Tuy nhiên, cần tính toán độ nặng để sử dụng loại vật liệu phù hợp.

Thu hoạch

Sau gieo trồng khoảng 50 ngày có thể thu hoạch lứa quả đầu tiên.  Vì mướp là giống cây chẻ nhánh, nên có thể thu hoạch được rất nhiều lứa trên một mùa, phụ thuộc vào trình độ thâm canh của người trồng.  Tuy nhiên, tối thiểu cũng sẽ thu hoạch được trong khoảng 2 tháng. Nông dân thâm canh kinh nghiệm có thể thu hoạch trong 3 – 4 tháng.

Năng suất

Mướp là giống cây cho ra năng suất tương đối cao. Năng suất trung bình của mướp có thể cho từ 50 – 60 tấn/ha. Diện tích trồng nhỏ hơn có thể cho ra năng suất trung bình nhỏ hơn, nhưng không thể phủ nhận, đây là loại cây tương đối kinh tế.

Lấy giống

Đến nay, nhiều nông dẫn vẫn áp dụng cách lấy giống cũ. Đó là chọn 1 quả trong lứa thứ 2 hoặc thứ 3, quả có sự phát triển tốt, vỏ bóng đẹp để giữ lại làm quả lấy hạt giống. Những quả được chọn sẽ được để trên cây đến già, để hạt tự chín và già theo. Khi quả khô, sẽ được cắt xuống, lấy hạt ra làm giống cho vụ tiếp theo
Cách làm này không sai, nhưng chỉ phù hợp với các hộ gia đình nhỏ lẻ.
Vì trồng trên diện tích lớn, giống cây sẽ bị pha trộn, không giữ được độ thuần chủng ban đầu, vì thế dễ gây nên các mầm thoái hóa và tạo nên hiện tượng thoái hóa giống trong các vụ mùa kế tiếp. Đó là nguyên nhân, các vụ sau năng suất thường thấp hơn vụ đầu, thời gian thu hoạch ngắn hơn. Hạt giống sau 3 vụ cũng không thể lấy được nữa và phải thay giống mới.

Kinh nghiệm trồng mướp

Nhìn chung, mướp đắng là loại cây cần áp dụng kinh nghiệm nếu muốn có năng suất tốt và chất lượng tốt. Ở đây, Mangtayxanh xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng mướp sạch và năng suất:

Tập trung vào giai đoạn bón lót và phân bón lót.

Phân chuồng thật sự hoai mục, sẽ đem đến lượng dinh dưỡng cao nhất và khiến cây dễ hấp thụ, tạo bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Mặt khác, tuyệt đối không dùng phân bón hóa học cho bón lót, cây sẽ chết hoặc năng suất thấp, do bộ rễ bị tổn hại vì phân hóa học.

Tuyệt đối không dùng phân hóa học trong 10 ngày đầu cho cây

Không dùng thuốc trừ sâu.

Trồng đúng mùa vụ hoặc trong giàn kính sẽ giảm thiểu sâu bệnh đến tối đa. Với các hộ gia đình hoặc trồng không đúng vụ, cần làm đất thật sạch và đến 90% sâu bệnh của cây bắt nguồn từ đất.

Mua hạt giống mướp ở đâu?

Như chúng tôi đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng trồng mướp và tự lấy giống mướp. Mặc dù giống tự lấy sẽ có thể có mầm bệnh và năng suất cho ra không cao. Nếu như bạn muốn trồng mướp với năng suất tốt, hãy tìm mua hạt giống chất lượng ở đơn vị uy tín và áp dụng các kỹ thuật trồng cây đúng cách.  Mangtayxanh tự hào là một trong những cơ sở bán hạt giống cây thuần chất, tỷ lệ nảy mầm cao, hạt đảm bảo không mầm bệnh, bạn hoàn toàn có thể tham khảo và yên tâm khi mua hạt giống ở đây! Bạn có thể tham khảo và mua hạt giống mướp đắng và hơn 100 loại hạt giống rau củ khác nhau cho khu vườn nhà mình Tại DANH MỤC HẠT GIỐNG RAU SẠCH của chúng tôi!

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cây trồng của chúng tôi:

Kỹ thuật trồng su hảo – đúng mùa vụ cho năng suất cao Kỹ thuật trồng hành lá năng suất mà nông dân cần biết Trồng mướp đắng tại nhà sa cho năng suất?    

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *