Quả trám – 9 Tác dụng của quả trám đối với sức khỏe

Quả trám là một trong những đặc sản của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Quả trám ngoài được sử dụng để chế biến thành món ăn như mứt quả trám, ô mai trám, trám kho cá hoặc thịt… Trong Đông y người ta còn sử dụng loại quả này như một vị thuốc giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tác dụng của quả trám và cách ứng dụng sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của Mangtayxanh.net.

quả trám - tác dụng của quả trám đối với sức khỏe

Những tên gọi khác nhau của quả trám

Quả trám có hai loại là trám trắng và trám đen, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Quả trám trắng thường được gọi là cảm lãm, gián quả, cà ná, thanh quả, mác cơm, hoãng lãm, thanh tử hay bạch lãm… Còn trám đen được người dân biết tới với những cái tên như trám chim, ô lãm, cây bùi, mộc uy tử hay hắc lãm… Trong khoa học, quả trám thuộc họ Trám (Burseraceae) có tên gọi chung là fructus canarii. Cụ thể quả trám đen có tên khoa học là Canarium nigrum Engl. Tên khoa học của quả trám trắng là Canarium album Raeusch

Đặc điểm của quả trám

1. Đặc điểm thực vật của quả trám

Quả trám có hai loại chính là tránh trắng và trám đen. Mỗi loại trám khác nhau có những đặc điểm nhận biết khác nhau. Cụ thể:
  • Quả trám trắng. Loại trám này có dạng hình thoi, hai đầu hơi. Vỏ quả có màu vàng xanh nhạt. Quả có rộng từ 20 – 25 mm và chiều dài khoảng 45 mm. Hạt có 2 đầu nhọn, hình thoi, nhẵn và rất cứng, trong có 3 ngăn.
  • Trám đen. Loại trám đen có màu tím và hơi đen sẫm. Quả có chiều dài từ 3 – 4cm,  rộng khoảng 2cm và dạng hình trứng. Hạt trám đen cũng giống với hạt trám trắng, có 3 ngăn và khá cứng.

đặc điểm quả trám đen và quả trám trắng

2. Khu vực phân bố quả trám

Cả hai loại trám trắng và trám đen đều to hàng chục mét. Mọc nhiều ở miền Bắc trải dài tới miền Trung nước ta. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Hà Tây,…Cây trám có cây cái và cây đực, thường nở hoa vào tháng 6 – 7, đậu quả và cho thu hoạch từ tháng 8 – 10.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Quả, nhựa quả và cả rễ lá
  • Thu hái: Rễ lá có thể thu hoạch được quanh năm, quả sử dụng và hái khi chín
  • Chế biến: Quả trám để tươi hoặc đem muối rồi sau đó phơi khô hoặc sấy khô để chế biến thành các món ăn. Ví dụ trám trắng chế biến các món như mứt trám, ô mai trám, trám kho thịt, trám kho cá, muối trám… Còn trám đen chế biến thành món xôi nhân trám, trám đen chín om, trám đen ngâm tương…. Nhựa cây khai thác để cất tinh dầu, làm hương liệu hoặc chế colophan. 
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong thành phần hóa học của quả trám, có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe và cơ thể người. Cụ thể, trung bình cứ 1 quả trám chứa 1.09% lipid, 12% protein, 12% hydrat carbon, 0.046% P, 0.046% Ca, 0.06% phosphor và 0.004% F. Cùi trám chứa nhiều chất béo, acid folic, đường, acid hữu cơ, chất xơ, các nhóm vitamin (C, P, B1) và chất khoáng (canxi, kẽm, kali, magie, carotenoid, sắt,…). Dầu hạt trám chứa acid hexanoic, stearic, caproic, myristic, linoleic, octanic, lauric, palmitic, decanoic, … 

5. Tính vị

Quả trám có tính ôn, vị chua nhưng lại hơi ngọt và không có độc tính. Khi nếm thử quả trám vào miệng, ban đầu sẽ thấy vừa chua, vừa đắng lại vừa chát. Nhưng khi đã nhai kỹ 1 lúc sau sẽ cảm nhận được mùi vị thơm tho, ngọt ngào, cho dư vị lâu dài và khá mát miệng.

6. Tác dụng dược lý

Theo Đông y. Quả trám đen và trắng đều có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi hầu họng, giải độc. Tác dụng phụ của quả trám cũng như độc tính hầu như là không có. Do vậy loại quả này thường được dùng trị các bệnh sưng đau hầu họng, ho nhiều có đờm, viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc nên cũng được ứng dụng là vị thuốc giải rượu hiệu quả. Quả chín có tác dụng trị động kinh, giúp an thần.

dược tính của quả trám đen và quả trám trắng

Theo Y học hiện đại. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong quả trám tươi. Vậy nên quả trám được xem là thức ăn thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai có cơ thể bị suy nhược hay người ở độ tuổi trung niên cần cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, tác dụng của quả trám cũng rất hiệu quả trong việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích tuyến nước bọt và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Không những thế, nước sắc quả trám còn giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại. Dưới đây là chi tiết 9 tác dụng của quả trám đối với sức khỏe và cơ thể người.

9 tác dụng của quả trám đối với sức khỏe 

1. Tác dụng của quả trám trong bệnh viêm phế quản, khàn giọng

Một trong những tác dụng của quả trám trắng là chữa khàn giọng và điều trị những triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính vô cùng hiệu quả.

1. Tác dụng của quả trám trong bệnh viêm phế quản, khàn giọng

Cách dùng quả trám trị triệu chứng của viêm phế quản mãn tính

Chuẩn bị 6 gam quả trám, 6 gam trà xanh 6 gam và 1 thìa mật ong. Cho trám vào nồi nước và đun sôi trong vòng 5 phút. Sau đó cho trà xanh vào khuấy đều và sắc tiếp trong 15 phút nữa. Cuối cùng là chắt lấy nước quả trám trà xanh rồi hòa với 1 thìa mật ong. Uống dần từng ngụm và chia ra các lần uống trong ngày.

Cách dùng quả trám trị viêm họng

Nếu ai bị viêm họng thì có thể đem ninh kỹ 60 gam cùi quả trám xanh đến khi thành nước sánh đặc. Sau đó thêm 30 gam đường phèn đun với lửa nhỏ nấu thành dạng cao. Mỗi ngày dùng khoảng 9 gam, chia đều thành 3 lần dùng. Xem thêm: Mẹo dân gian trị ho cho bé trong mùa lạnh an toàn và hiệu quả

2. Tác dụng của quả trám giúp giải rượu hiệu quả

Cách giải rượu với quả trám tươi:

Chuẩn bị 1,5 gam phèn chua và 12 quả trám. Đầu tiên rửa sạch quả trám với nước rồi lấy dao khía bốn năm đường trên mỗi quả. Sau đó nhét phèn chua vào những vết khía ấy. Trực tiếp nhai nhỏ và nuốt dần để giã rượu.  Hoặc chuẩn bị 1 lạng trám tươi tách lấy hạt để nấu kĩ với 1 chút nước. Sau đó thêm 3-5 thìa phèn chua vào nồi đun với lửa nhỏ tới khi thành hỗn hợp đặc sệt như siro là được. Lấy 2 thìa cafe nhỏ để uống mỗi khi muốn giải rượu hoặc buồn nôn.

2. Tác dụng của quả trám giúp giải rượu hiệu quả

3. Tác dụng của quả trám đen với phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai thường gặp tình trạng thai nghén. Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ thường bị nôn ói, nôn khan… Từ lâu, dân gian đã ứng dụng tác dụng của quả trám đen trong việc điều trị chứng buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. 

Khắc phục tình trạng buồn nôn của mẹ bầu bằng cách dùng quả trám như sau:

Chị em chỉ cần chuẩn bị 12 gam quả trám và 9 gam vỏ quýt rửa sạch với nước. Đem hấp cách thủy với lửa to cho chín rồi uống. Uống nước này 1 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm chứng nôn mửa khi mang thai. Bên cạnh đó, có rất nhiều khoáng chất và vitamin trong thành phần của quả trám. Những dưỡng chất này rất có lợi cho thai nhi và phụ nữ mang thai. Chị em đừng quên bổ sung vào trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày các món với quả trám nhé.

4. Trị sâu răng, đau nhức chân răng bằng quả trám

Đầu tiên, đem đốt quả trám thành than và tán thật nhuyễn mịn. Sau đó trộn chúng với một ít xạ hương và bôi hoặc xỉa trực tiếp vào những chỗ đau răng. Bạn cũng có thể sử dụng vỏ cây trám trắng để trị đau răng. Đầu tiên cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng và đem phơi khô. Sau đó lấy vỏ quả trám khô sắc lấy nước. Ngậm nước này trong miệng 10 phút rồi nhổ đi. Làm nhiều lần mỗi ngày để cải thiện đau răng nhanh chóng. Có thể cho thêm rễ cây trẩu, rễ chanh hoặc rễ cà dại khi sắc với nước để tăng hiệu quả.

5. Tác dụng của quả trám với bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi liên quan đến đường ruột do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường gặp như sốt và đau quặn bụng, tiêu chảy (thường có máu). Bệnh thường kéo dài từ 5 ngày đến một tuần. Chữa kiết lỵ không kịp thời có thể gây viêm ruột thừa amip, xuất huyết tiêu hoá hay thủng ruột, … Xem thêm: “Chế biến nghệ đen tươi ngâm mật ong chữa đau bụng, dạ dày

Cách làm để phát huy tác dụng của quả trám trắng điều trị các triệu chứng bệnh kiết lỵ. 

Chúng ta cần chuẩn bị quả trám tươi khoảng 90 gam. Rửa sạch và để nguyên hạt, đem sắc với nước. Sau đó đun với lửa nhỏ cho chúng cô lại để lấy cao. Mỗi ngày uống 3 lần theo tỉ lệ 1:1 trước mỗi bữa ăn. Uống thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp đến khi các triệu chứng kiết lỵ được thuyên giảm. Lưu ý: Trong thời gian trị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm chó chất tanh như cá, tôm, cua, lòng trắng trứng… Đặc biệt phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Trị đau đầu, cảm phong hàn, chướng bụng, đau quặn 

tác dụng của quả trám trị đau bụng, đau đầu

Qủa trám có tác dụng kích thích nhu động ruột, chữa đau bụng… Chuẩn bị 15 gam hành, 10 gam gừng tươi, 10 gam tử tô và 60 gam quả trám tươi lọc bỏ hạt. Đem sắc tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị với với 1,2 lít nước. Đun sôi rồi vặn lửa nhỏ để chúng cô còn khoảng 0.5 lít. Rồi cho thêm một chút muối ăn khuấy đều. Sau đó chắt lấy nước và uống từ từ khi còn ấm nóng.

7. Công dụng chữa bệnh động kinh của quả trám

Thêm một tác dụng của quả trám nữa trong điều trị bệnh, đó chính là các chứng bệnh động kinh.  Chuẩn bị 480 gam quả trám tươi, 24 gam uất kim và 24 gam phèn chua. Trước tiên, đập nát từng trám rồi cho nước vào sắc kỹ. Lọc lấy bỏ hạt rồi cho thêm uất kim vào sắc cùng. Cuối cùng cho phèn chua vào sắc tiếp, đun với lửa nhỏ đến khi còn 500 ml hỗn hợp là được. Pha mỗi 20ml hỗn hợp này với nước ấp và uống vào mỗi buổi sáng. Uống loại nước này mỗi ngày và tham khảo tư vấn của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất.

8. Chữa nứt nẻ gót chân bằng quả trám

8. Chữa nứt nẻ gót chân bằng quả trám

Hạt trám trắng đem đốt thành than rồi tán đều thành bột nhuyễn mịn. Trộn đều với dầu thực vật (dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu dừa…) và bôi trực tiếp vào chỗ da nứt nẻ. Massage da trong vòng 2-3 phút rồi đem rửa sạch với nước ấm sau 15 phút nữa. Lưu ý trước khi bôi hỗn hợp này, cần vệ sinh vùng da bị nẻ sạch sẽ Ngoài ra, tác dụng của quả trám đen còn có thể trị các bệnh viêm phần phụ hay viêm loét da. Nấu 1kg trám với 1 lít nước, sau đó lọc bỏ bã và lấy nước trám để bôi vào chỗ da bị viêm hay tổn thương. Tình trạng viêm loét da sẽ giảm dần sau một thời gian kiên trì áp dụng

9. Trị hóc xương cá bằng nước quả trám

  • Cách 1: Lấy 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm một lúc và nuốt dần.
  • Phương pháp 2: Quả trám đen hoặc trám trắng, nhai trực tiếp cho giập và nuốt dần lấy nước.
  • Cách 3: Lọc lấy phần thịt quả trám rồi đem giã nát để ép lấy nước. Lấy nước này uống dần.
  • Phương pháp 4: Đốt hạt quả trám và thái nhỏ rễ cây đậu ván trắng. Cả hai tán thành bột nhuyễn mịn cho đều thành 1 hỗn hợp đồng nhất. Mỗi lần uống khoảng 4 – 6 gam. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hiệu quả trường hợp bị hóc các xương cá nhỏ. Nếu không thấy cải thiện, bạn nên tới ngay bác sĩ để lấy xương cá kịp thời.
Trên đây là các đặc điểm cũng như tác dụng của quả trám trong việc điều trị các bệnh khác nhau. Như vậy, quả trám không chỉ dùng là đặc sản vùng miền, thân thương của thôn quê dùng trong chế biến món ăn. Mà nó còn được dùng trong các bài thuốc dân gian cổ truyền. Tuy nhiên bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất về sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *