Kĩ thuật trồng hành lá năng suất cao mà nông dân nân biết!

Trong bất cứ bữa cơm nào của người Việt, dường như rất khó để không bắt gặp những cọng hành lá. Người Việt Nam sử dụng hành lá cho hầu hết các món ăn: từ xào, chiên, muối chua, sốt, nấu canh…                     Chính vì thế, hành lá trở thành thứ gia vị hàng đầu trong bếp gia đình Việt. Giá hành lá tương đối rẻ, nhưng thời gian bảo quản không lâu, đòi hỏi người tiêu dùng thường xuyên phải mua. Mặt khác, rất khó để mua được hành lá sạch, chất lượng, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường hiện nay.  Đó là lý do mà hôm nay, Mangtayxanh xin đưa đến cho các bạn một lựa chọn tuyệt vời: trồng hành lá tại nhà! Mangtayxanh xin chia sẻ các kĩ thuật trồng hành lá năng suất cao nhất tới các bạn trong bài viết dưới đây!

1. Trồng hành lá vào tháng mấy?

Hành lá là loại cây trồng tương đối đặc biệt. Đây là loài có thể trồng được quanh năm, không phân biệt khí hậu, thời tiết. Tuy nhiên, hành lá trồng và khoảng tháng 10 âm lịch (tháng 11) sẽ lớn nhanh nhất, có năng suất cao, cây có thân dài và hương nồng nhất. Đây cũng là thời vụ nông dân trồng hành lá nhiều nhất để phục vụ cho các món ăn trong Tết Nguyên Đán.

2. Trồng hành lá bằng gì?

Thông thường sẽ có hai cách trồng hành lá.  Thứ nhất là trồng bằng gốc hành. Cách thức này cần có kinh nghiệm lâu năm và thường được các hộ nông dân trồng quy mô lớn sử dụng. Bởi vì cách thức này có thời gian lên mầm nhanh, cây nhanh được thu hoạch, lại tiết kiệm tiền giống. Thứ hai là có thể trồng bằng hạt. cách trồng này thời gian lâu hơn, nhưng rất dễ trồng. Chủ yếu là lựa chọn cho các hộ gia đình trồng nhỏ lẻ để tự cung tự cấp cho gia đình.

3. Đất trồng hành

Hành là loài cây không kén đất, đất thịt, cát hay cát pha thì nó đều có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, hành lá sẽ dễ phát triển nhất và cho năng suất cao nhất trên đất cát hoặc đất cát pha. Đây cũng là loại đất chính của vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay.

4. Giống hành

Hành lá có khá nhiều loại giống khác nhau. Hai loại cơ bản và phổ biến nhất là: Giống hành gốc tím (hành sậy): hành này có lá to, thân cao, dễ trồng và năng suất. Đây là loại hành được hầu hết các hộ nông dân chuyên canh sử dụng vì giảm đi chi phí chăm sóc, lại có năng suất lớn. Tuy nhiên, giống hành này vị không thơm, cứng và ít được ưa chuộng, do đó giá thành cũng rẻ. Giống hành gốc trắng (hành hương): hành này gốc nhỏ, lá nhỏ, thân thấp, dễ gãy nên không được nhiều nông dân chuyên canh trồng. Tuy nhiên, đây là loại hành có hương thơm, vị ngọt, không hăng nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những hộ gia đình trồng tự cấp tự túc

5. Cách trồng hành lá

Với cách trồng bằng gốc:

Bạn cần chọn được gốc hành chất lượng. Đó là những gốc hành già, cứng, nhiều rễ, đã ra phấn trắng. Nếu gốc hành quá non, hành sẽ không thể nảy mầm được.  Đất trồng hành phải được xới thật tơi, vùi nhẹ gốc hành xuống, sau đó tưới ẩm và rắc một lớp mỏng rơm lên. Đây là cách để hạn chế việc gốc hành bị hư hại do thời tiết.

Với cách trồng bằng hạt:

Bạn cần chọn mua hạt giống có chất lượng, có khả năng nảy mầm cao. Làm đất thật tơi, xốp và gieo hạt lên. Tuyệt đối không nên tưới nước ngay sau khi gieo hạt. Bạn nên làm ẩm một ít rơm, sau đó phủ nhẹ lên trên, sang hôm sau mới bắt đầu tưới nước. Nhưng chú ý, bạn chỉ nên tưới ẩm, nếu không hạt sẽ không thể nảy mầm được.

6. Chăm sóc hành

Khi cây đã mọc mầm, công việc của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Bạn chỉ cần chú ý làm cỏ và tưới nước đầy đủ cho cây. Để lại cỏ sẽ lấy hết chất dinh dưỡng, cây sẽ rất còi và lùn. Cần làm sạch cỏ. Bạn nên áp dụng phương pháp truyền thống, tránh sử dụng thuốc diệt cỏ. Có thể sử dụng phương pháp xới đất với diện tích lớn hoặc nhổ bằng tay với diện tích nhỏ.

7. Bón phân cho hành

Phân bón là phần không thể thiết trong trồng trọt, vì nó sẽ trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, để có được tiêu chuẩn rau sạch và an toàn, bạn cần hạn chế lượng phân bón trong khoảng cho phép.

Lượng phân bón/sào cụ thể như sau:

Phân chuồng:

Tổng lượng phân bón vào khoảng 200 – 300 kg/ sào, dùng trong bón lót ban đầu trước khi gieo hạt. Với các vườn nhỏ hoặc gia đình trồng cây nhỏ lẻ, thì có thể không bón lót, hoặc bón rất ít, khoảng 0,2 kg/m2 đất. Điều này tránh dư thừa phân bón sẽ khiến cây chết.

Phân bón thúc (thường sử dụng nhất là phân NPK):

Lượng phân bón sử dụng khoảng 20 kg / sào. Với gia đình trồng diện tích nhỏ thì nên phụ thuộc vào độ phát triển của cây để bón phân, nếu bón thì không nên vượt quá 0,1 kg/ m2 trong suốt quá trình cây phát triển. 

Chia lượng phân bón làm 2 đợt:

Đợt đầu là khoảng 8 – 10 ngày sau gieo trồng (cây bắt đầu nảy mầm và lớn) Đợt 2 là khoảng 20 – 22 ngày sau gieo trồng (cây lớn và cao nhanh). Tuyệt đối không bón phân hóa học sau 25 ngày, vì đó là thời gian chuẩn bị thu hoạch. Bạn cần dừng mọi hoạt động bón phân 15 – 20 ngày trước khi thu hoạch

8. Thu hoạch hành thế nào?

Khoảng 40 ngày thì có thể thu hoạch được hành lá. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ thâm canh. Hành lá cần thu hoạch trong giai đoạn từ khi cây cao khoảng 30 – 35 cm cho đến trước khi đầu lá hành có hiện tượng héo. Về cơ bản thì đây là một loại cây có năng suất tốt, vào khoảng 40 tấn/ha, tức là khoảng 4 lạng/m2 với diện tích gieo trồng rộng. Diện tích gieo trồng càng nhỏ thì năng suất cây càng cao do có thể tập trung vào chăm sóc, dao động khoảng 6 – 8 lạng kg/ m2.

9. Kinh nghiệm trồng hành lá

Nhìn chung, hành lá là loại cây cần áp dụng kinh nghiệm nếu muốn có năng suất tốt và chất lượng tốt. Ở đây, Mangtayxanh xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng hành lá sạch và năng suất:

Tập trung vào giai đoạn bón lót và phân bón lót:

Phân chuồng (có thể sử dụng phân mùn từ rơm và trấu) thật sự hoai mục, sẽ đem đến lượng dinh dưỡng cao nhất và khiến cây dễ hấp thụ, tạo bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Mặt khác, tuyệt đối không dùng phân bón hóa học cho bón lót, cây sẽ chết hoặc năng suất thấp, do bộ rễ bị tổn hại vì phân hóa học.

Tuyệt đối không dùng phân hóa học trong 8 ngày đầu cho cây

Không dùng thuốc trừ sâu:

Trồng thâm canh hoặc trong giàn kính sẽ giảm thiểu sâu bệnh đến tối đa. Với các hộ gia đình hoặc trồng không có kinh nghiệm, cần làm đất thật sạch vì có đến 90% sâu bệnh của cây bắt nguồn từ đất. Cần triệt để loại bỏ cây mang mầm bệnh ngay từ đầu (những cây có dấu hiệu lá bị còm, quắt và héo sớm)

Không bón quá nhiều phân bón hóa học cho cây:

Việc bón quá nhiều phân không những làm ảnh hưởng đến năng suất cây, chất lượng quả, lại còn tốn chi phí và làm hại đất.

10. Trồng hành lá trên sân thượng được không?

Có thể nói, trồng hành lá trên sân thượng là lựa chọn tuyệt vời. Do đây là loại cây không quá tốn diện tích, tương đối dễ trồng, có thể trồng mọi thời điểm. Mặt khác, hành lá là thứ gia vị thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn của gia đình. Nếu bạn có thể tự trồng để phục vụ gia đình mình tại chỗ thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không nào?   Tuy nhiên, để có cây cho năng suất cao, bạn cần mua hạt giống chất lượng ở đơn vị uy tín và áp dụng các kỹ thuật trồng cây đúng cách.     Bạn có thể tham khảo và mua hạt giống mướp đắng và hơn 100 loại hạt giống rau củ khác nhau cho khu vườn nhà mình ở Mangtayxanh nhé! Bạn có thể tham khảo một số bài viết về kĩ thuật trồng trọt khác của Mangtayxanh: Các kỹ thuật gieo trồng mướp đắng đơn giản ngay tại nhà Kỹ thuật trồng măng tây Trồng thực phẩm sạch tại nhà, bạn đã thử chưa?  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *