Khoai tây – công dụng và dinh dưỡng hàng đầu!

Khoai tây là thứ thực phẩm không thể nào quen thuộc hơn với chúng ta. Khoai tây có mặt trong nhiều nền ẩm thực, từ Á tới Âu và trở nên vô cùng phổ biến. Bạn có từng nghĩ về các công dụng của khoai tây. Bạn có từng băn khoăn về cách nấu khoai tây sao cho giá trị dinh dưỡng cao nhất?  Hãy cùng Mangtayxanh khám phá Những điều bạn chưa biết về khoai tây nhé!

Thông tin về khoai tây

Sơ lược

Khoai tây, có tên khoa học là Solanum tuberosum. Đây là loại cây thuộc họ cà, là loài cây được liệt vào hàng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng để lấy củ. Củ khoai tây có chứa tinh bột nên được coi là món ăn chính trong nhiều nền ẩm thực. Khoai tây có thể lưu trữ trong thời gian rất dài, trong điều kiện lạnh. Cũng vì thế mà khoai tây trở thành cây trồng lương thực phổ biến thứ tư thế giới, sau lúa gạo, lúa mì và ngô.

Đặc trưng

Cây khoai tây là loại cây thân thảo phát triển cao khoảng 60 – 80cm. Cây khoai tây sẽ chết sau khi ra hoa. Khi đó, củ khoai tây đã tạo thành và có thể thu hoạch.  Bạn nên phân biệt quả khoai tây và củ khoai tây. Nếu như củ khoai tây là một loại thực phẩm rất dinh dưỡng, là do rễ cây khoai tây phình to mà thành. Thì quả khoai tây là thành quả sau khi kết hoa. Quả có màu xanh lá cây, và có một lượng độc lớn.

Phân loại

Khoai tây có phải 1 loài? Đúng. Nhưng trong khoai tây lại hình thành nhiều phân nhánh nhỏ. Do loài này phân bố ở nhiều nơi trên thế giới dẫn đến sự khác biệt và thay đổi trong cấu trúc phân tử của cúng tạo thành những nhánh cá thể khác nhau. Hiện nay, có khoảng hơn 200 loại khoai tây được tìm thấy và khoảng hơn 100 loài được lai tạo để phục vụ cho nông nghiệp và sản xuất.

Dinh dưỡng

Khoai tây tốt hơn gạo?

Hàm lượng dinh dưỡng đầu tiên nên kể đến là tinh bột – đây là chất dinh dưỡng cung cấp calories cơ bản cho cơ thể. Chính vì thế mà khoai tây được coi là một loại lương thực. Một số nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng, khoai tây còn tốt hơn so với gạo. Vì tinh bột trong gạo bị coi là tinh bột xấu, nếu ăn quá nhiều có thể gây tích tụ lipid và cholesterol trong cơ thể. Nhưng tinh bột trong khoai tây là tinh bột hoàn toàn thuần tính, không cholesterol và các phân tử xấu, nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Mặt khác, tinh bột trong khoai tây còn có tác dụng thúc đẩy enzim, làm giảm nồng độ cholesterol và giúp bạn tăng cường kháng thể.

Khoai tây nhiều dinh dưỡng hơn bạn nghĩ?

Trong 1 củ khoai tây kích thước trung bình (khoảng 200g), có cung cấp tới 31mg vitamin C, tức là khoảng 52% nhu cầu vitamin C một ngày của cơ thể bạn. Không chỉ thể, trong khoai tây còn chứa hàm lượng thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm. 

Ăn khoai tây có béo không?

Một sự thật là trong khoai tây có rất nhiều carbohydrate. Vì lý do này, nhiều người cho rằng khoai tây gây béo phì nếu bạn ăn nhiều. Nhưng đó là hoàn toàn sai Một nghiên cứu của đại học California và Viện Công nghệ Illinois (Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng khoai tây dù chứa carbohydrate, những không những nó làm tích tụ lipid mà còn có khả năng hóa giải lipid thừa có trong cơ thể. Đó là lý do họ khuyên chúng ta nên cho khoai tây vào thực đơn giảm cân.

Công dụng của khoai tây

Bảo vệ tim mạch

Khoai tây có tác dụng hỗ trợ tiêu trừ cholesterol trong cơ thể. Điều này khiến khoai tây trở thành thực phẩm vàng trong việc hỗ trợ thành mạch và các tế bào thành mạch máu. Từ đó hỗ trợ bảo vệ tĩnh – động mạch và hệ tim mạch mạnh khỏe.

Tăng sức đề kháng

Như đã phân tích, tinh bột có trong khoai tây là tinh bột thuần chất. Vì thế, khoai tây có tác dụng lớn trong hỗ trợ thúc đẩy sản sinh enzym bảo vệ cơ thể. Từ đó làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu đã chỉ ra, khoai tây cung cấp tinh bột tốt, dễ tiêu hóa và dễ dàng đốt cháy trong quá trình hoạt động. Không tồn dư cholesterol, không tích tụ lipid, điều này giúp khoai tây có tác dụng tuyệt vời trong công cuộc giảm cân của các chị em

Tốt cho mắt và cho người bị tiểu đường

Có tác dụng này là do trong khoai tây có chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Chính vitamin C này có khả năng cung cấp năng lượng cho thủy tinh thể, từ đó tốt cho mắt và giúp mắt sáng. Hơn nữa, trong khoai tây có enzym có khả năng phân giải glucose và đường trong máu, giúp cân bằng đường huyết, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.

Chế biến khoai tây như nào ngon?

Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây. Ví dụ, nếu khoai tây nấu chín hoàn toàn và ăn nóng, hàm lượng tinh bột khoáng có chứa 7%, khi làm nguội đi thì hàm lượng đường này tăng lên 13%.

Món ngon với khoai tây

Khoai tây nghiền

Đây là một trong những món từ khoai tây vô cùng phổ biến ở các nước Châu Âu vì vừa ngon, vừa dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu

4 – 6 củ khoai tây (khoảng 1kg khoai) 150 – 300 ml sữa (cho càng nhiều sữa thì khoai tây càng mềm, nếu bạn thích đặc thì cho ít đi. Bơ (nên dùng loại bơ lạt, nếu bạn muốn làm khoai tây nghiền ngọt, dùng bơ thực vật nếu muốn làm khoai nghiền mặn) Muối và tiêu nếu là loại mặn, đường và muối nếu làm ngọt

Cách làm

Bước 1: Sơ chế khoai
Khoai tây sau khi mua về, bạn cần sơ chế bằng cách dùng nước lạnh và nhẹ nhàng chà vỏ ngoài củ khoai tây. Để đảm bảo khoai sạch, bàn nên rửa kĩ hoặc có thể dùng bàn chải nhỏ chải nhẹ. 
Bước 2. Luộc khoai tây
Chuẩn bị một nồi nước lạnh, sao cho vừa ngập khoai. Đun chín khoai, khoảng thời gian để khoai tây có thể chín nhừ là từ 10 – 15 phút kể từ khi sôi. Bạn có thể thử bằng cách dùng đũa xiên thử vào giữa củ khoai, nếu xuyên qua dễ dàng là khoai đã chín. Tuyệt đối không nên luộc khoai bằng nước nóng, điều này sẽ khiến khoai chín không đều, nhã ở ngoài và bị sượng ở trong.
Bước 3. Làm khoai nghiền
Bạn nên để nguội khoai rồi đem đi nghiền. Công việc nghiền khoai này rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau để nghiền: máy nghiền, máy xay sinh tố, máy đánh trứng hoặc nghiền bằng tay. Khi nghiền, nhớ cho chút bơ (bơ lạt hoặc bơ mặn phụ thuộc sở thích của bạn) vào nghiền cùng để khoai nhuyễn mềm. Cho thêm sữa vào nghiền cùng, lượng sữa tùy thuộc bạn thích ăn đặc hay loãng. Khoai tây nghiền là món ăn vô cùng phổ biến ở các nước Phương Tây. Bạn có thể dùng nó giống như một loại nước sốt để ăn kèm với bánh mì, gà chiên,… Món ăn này cũng có thể sử dụng làm đồ ăn dặm cho trẻ em, vừa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa lại rất dễ ăn.

Khoai tây chiên xù

Nguyên liệu

Khoai tây: khoảng 1kg, tức là khoảng 4 – 5 củ vừa Trứng gà: 1 quả Bột chiên xù: 1 gói Bột mì: 3 thìa nhỏ Đường, tiêu, muối

Cách làm

Sơ chế và hấp chín khoai:
Bước này tương tự như đã làm trong món khoai tây nghiền ở trên. Sơ chế sạch khoai, sau đó cho vào nồi hấp đồ chín lên. Đồ đến khi dùng đũa xiên qua dễ dàng là được.
Làm viên khoai
Sau khi đồ chín, đem khoai để nguội. Sau đó, giã thật nhuyễn bằng cối, máy đánh trứng, máy nghiền, máy xay. Cho thêm một chút muối và đường (nếu bạn thích ăn ngọt) hoặc muối và tiêu (nếu bạn ăn loại mặn) vào và trộn thật đều. Sau đó, cho thêm một chút bột (bột pha theo công thức: 2 bột mì 1 bột năng) vào nhào cùng khoai tây tới khi chỗ khoai tây trở thành một lớp bột mịn.

Viên thành từng viên tròn.

Đánh tan trái trứng gà, pha vài thìa bột mì vào một xíu nước để thành hỗn hợp dẻo.  Nhúng viên khoai đã viên lần lượt theo thứ tự: bột mì pha, trứng gà, bột chiên xù. Cho vào chảo dầu sôi, chiên nhanh trong lửa lớn đến khi vàng. Ta sẽ có ngay món khoai tây viên chiên, ngoài giòn, trong dai cực kỳ hấp dẫn

Một phiên bản khác: Khoai tây viên phô mai chiên

Một cách làm khác cho món khoai tây chiên xù là thêm một chút phô mai. Bạn hãy cắt phô mai thành từng viên hạt lựu, cho 2 – 3 viên như vậy vào nhân của khoai tây.  Các bước sau đó làm y hệt như trên. Chỉ khác khi chiên, chiên ở nhiệt độ vừa để có thể làm chảy phô mai bên trong. Khi ăn, bạn sẽ có ngay một món ngoài giòn, trong mềm và dai cùng vị mặn của phomai vô cùng tuyệt vời.

Mua khoai tây ngon ở đâu Hà Nội?

Khoai tây là thứ thực phẩm phụ thuộc theo từng mùa, thích hợp trồng khí hậu lạnh. Vì thế, chỉ ở Miền Bắc vào mùa đông và vùng cao nguyên như Đà Lạt mới có thể trồng loại củ này có năng suất cao.

Tuy nhiên, trên thị trường, bất chấp tính mùa vụ, khoai tây được bán tràn lan với giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Vậy làm sao để mua được khoai tây ngon và an toàn?

Đáp án là, bạn nên tìm mua khoai tây ở những cơ sở thực phẩm uy tín, có nguồn gốc từ Đà Lạt, rõ ràng xuất xứ và chất lượng bảo đảm. Nông sản Dũng Hà là một nơi như thế. Với 7 năm hoạt động trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm sạch, chúng tôi tự tin và cam đoan về chất lượng và giá cả ưu đãi hàng đầu! Không chỉ khoai tây, bạn có thể tham khảo các mặt hàng RAU CỦ SẠCH ĐÀ LẠT của chúng tôi để đưa ra lựa chọn thực phẩm thông minh cho gia đình mình!

Táo – những công dụng và bí mật thần kì mà bạn không biết

Những bí mật có trong quả dưa hấu

Bí mật khó tin của nấm và những loại nấm ngon


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *