Dưa muối là gì? Công dụng của dưa muối

Dưa muối (dưa chua) là món ăn độc đáo của Việt Nam. Món ăn này có nhiều điều rất thú vị và những bí mật mà không nhiều người biết. Hôm nay, hãy cùng Mangtayxanh chúng tôi đi tìm hiểu những Bí mật của Dưa muối nhé!

Dưa muối là gì?

Đây là món ăn có nguyên liệu chính là một hay nhiều loại rau, củ, quả được trộn hoặc ngâm với muối và một số gia vị khác. Sau đó, để ở điều kiện môi trường nhất định để nó tự lên men vi sinh, tạo thành vị chua.(chi tiết tại đây)

Tại sao có dưa cải muối?

Những yếu tố địa lý và văn hóa, như xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc trưng này. Đó là do cộng đồng người Việt trên đất nước Việt Nam ưa thích những món ăn chua, mát ít nhiều có tác dụng giải nhiệt. Trong đó có những món như dưa muối hay canh chua. 

Lịch sử của món cải muối dưa

Hơn nữa, gốc gác của món dưa muối này là “bảo quản lâu không cần ướp lạnh”. Đây là cách mà ông cha ta sử dụng để bảo quản thực phẩm.  Vì ngày xưa, khi mà tủ lạnh chưa được phát minh, khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khiến thực phẩm rất nhanh bị hỏng và ôi thiu. Ông cha ta sử dụng cách muối chua này để thực phẩm giữ được lâu hơn, nhất là khi vào mùa đông, khi thực phẩm khan hiếm. Qua hàng trăm năm, món ăn này trở thành truyền thống của người Việt và còn giữ cho đến ngày nay.

Nguyên liệu làm dưa muối là gì?

Thông thường, nguyên liệu làm món ăn này sẽ có 3 loại chính: nguyên liệu muối chính, gia vị và nguyên liệu gia vị đi kèm

Nguyên liệu muối chính

Đây thường sẽ là các loại rau củ quả, tùy thuộc vào mùa, sở thích… theo ý của người muối. Nguyên liệu này rất đa dạng. Có thể là dạng rau như cải bẹ, cải thảo, rau cần, rau muống… Có thể là dạng củ như củ cải, su hào, đu đủ, cà tím, cà pháo….

Gia vị muối

Muối là thứ gia vị chính, không thể thiếu trong tất cả các món dưa muối. Muối sẽ giúp tạo vị, tạo độ giòn cho nguyên liệu muối. Một số người không thích nhiều gia vị có thể chỉ sử dụng nguyên muối cho món dưa nhà mình. Một số gia vị khác có thể thêm vào như: đường và giấm. Hai loại gia vị này thường được cho thêm vào khi muối xổi để món muối có đủ vị và ngon nhất.

Nguyên liệu gia vị đi kèm

Đây có thể là các loại rau thơm: hành hoa, hẹ, rau răm, mùi…, cũng có thể là các loại củ nạo sợi như cà rốt, củ cải… Ngoài ra, thì còn có các loại gia vị như gừng, riềng, hành, tỏi… Các loại gia vị đi kèm này cần phụ thuộc vào nguyên liệu chính. Nguyên liệu đi kèm cần hòa hợp với vị của loại rau muối chính. Ví như: dưa chuột cần có tỏi, ớt, nhưng không hợp với giềng; song cà pháo thì ngược lại.

Có bao nhiêu loại dưa muối?

Có hàng trăm kiểu loại muối dưa cải khác nhau, tùy thuộc nguyên liệu chính và cách chế biến khác nhau. Nếu phải phân loại như vậy, thì chúng ta không thể liệt kê hết được. Do việc muối dưa nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn (khiến dưa bị khú hỏng, không chua), cũng không quá nhạt (khiến sản phẩm bị chua quá nhanh và chóng hỏng). Vì thế, có một cách khác để phân biệt các loại dưa cải muối chua. Xét về phương thức muối, món ăn này thường được làm theo hai dạng chính là dưa muối xổidưa muối nén Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại dưa muối này nhé!

Muối xổi

Đặc trưng

Dưa muối xổi còn gọi là dưa góp, thường được làm nhanh để có thể ăn ngay trong ngày. Do đó, món ăn này có vị hơi cay, không mấy chua và phải sử dụng nhiều gia vị. Vì không có vị chua do lên men tự nhiên, họ sử dụng một lượng đường, muối tương đối vừa phải không quá mặn và có thể kết hợp với một ít giấm thanh hoặc nước cốt chanh để tạo vị chua. 

Nguyên liệu hay dùng

Món ăn này thường sử dụng các loại rau, củ, quả có thể muối xổi (ngoại trừ một số loại không thể muối xổi như hành củ, củ kiệu) như cà pháo, cà tím, rau cải thảo, su hào, cà rốt, đu đủ xanh, súp lơ… 

Cách làm

Các nguyên liệu chính thường được rửa sạch, sau đó thái thật mỏng. Sau đó, trộn với đường, muối, nước mắm, gia vị phụ thuộc để ngấm đều gia vị trong một thời gian ngắn. Sau đó, cắt thêm rau gia vị ăn kèm phù hợp, trộn vào là ăn được

Dưa muối chua

Đặc trưng

Dưa muối chua còn gọi là dưa muối nén hay dưa ghém, thường gia tăng độ mặn của nguyên liệu hơn muối xổi, có thể phối trộn với một ít đường để chóng lên men chua và nước đổ cho ngập dưa nên là nước vẫn còn ấm. Món ăn này thường sẽ có vị mặn hơn, chua hơn, không cay và hơi ngọt.

Cách xử lý nguyên liệu

Có một điều đặc biệt là, tùy theo ý định bảo quản thời gian lâu đến mức độ nào, cách xử lý nguyên liệu khác nhau. Thời gian càng dài, thì càng cần tăng thêm độ mặn và độ dày, to bản của nguyên liệu. Đó là nhằm để nguyên liệu không bị quá chua trong thời gian tương đối dài và không bị chóng hỏng. Cũng thường thấy loại dưa muối nén không thái, cắt nguyên liệu như su hào, cải củ để nguyên củ, cải bẹ để nguyên cây, loại dưa này có thể bảo quản và sử dụng hàng tháng.

Cách làm

Các nguyên liệu chính để muối dưa, đặc biệt là các loại rau, thường được phơi trong bóng râm cho hơi héo, bớt nước sẽ khiến dưa giòn, ngon và có màu vàng đẹp hơn. Sau đó, rau được ngâm vào nước muối và các loại gia vị khác. Nén rau thật chặt bằng các vật nặng (ở thôn quê thường sử dụng một cục đá khá nặng để nén) và đậy bằng rá, lạt… không quá kín.

Dưa muối là nét đẹp văn hóa

Trong ẩm thực Việt Nam, dưa muối như một món ăn truyền thống mang đậm đặc sắc và truyền thống lịch sử của dân tộc. Đó là do, đây không chỉ là món ăn quen thuộc trong các mâm cơm bình thường hàng ngày. Mỗi món ăn lại đi với một loại dưa muối khác nhau. Cà pháo muối chua ăn kèm với canh cua hay rau muống luộc. Dưa kiệu ăn với thịt quay. Dưa sung ăn với ốc luộc. Su hào, đu đủ xắt lát thật nhỏ trộn chua ăn kèm bún chả Hà Nội. Bông điên điển muối chua nấu canh cá lóc, dưa chua cải bẹ hầm thịt bò v.v. Quan trọng hơn, đây còn là món không thể thiếu trong mâm cơm của những ngày lễ đặc biệt như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu… Hoặc ngay trong các mâm cơm cúng gia tiên truyền thống, cũng là món không thể thiếu. Loại dưa muối nào thì phụ thuộc vào mùa, sở thích của gia đình đó, nhưng nó đã là phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực. Truyền thống đó còn được đưa vào văn học dân gian từ xa xưa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Dưa muối có bị hỏng không?

Đáp án cho câu hỏi này là có. Tùy vào lượng muối, độ dày của nguyên liệu, món dưa lâu nhất có thể ăn trong khoảng hơn 1 tháng. Còn trung bình thì có thể ăn khoảng 2 tuần. Một số gia đình hiện nay sau khi muối dưa đến độ chua vừa, sẽ cho vào tủ lạnh để giữ, có thể bảo quản ăn ngon đến hơn một tháng. Dấu hiệu dưa khi chớm hỏng là có váng trắng đóng trên bề mặt nước muối dưa. Khi có lớp váng này, bạn cần hớt bỏ đi để tránh dưa bị khú, hỏng. Dưa hỏng hẳn là khi bạn ngửi mùi nước dưa, có vị chua và nồng rất nặng. Khi đó, dưa đã bị hỏng và bạn nên bỏ đi để đảm bảo sức khỏe.

Tác dụng của dưa muối chua

Dưa muối ngoài việc ăn ngon ra, còn có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nếu chúng ta ăn đúng cách và điều độ.

Hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Ngâm muối, về bản chất là một quá trình lên men. Trong đó, sử dụng vi sinh vật để lên men cho món ăn. Trong quá trình lên men đó, vi khuẩn lành mạnh sẽ phá vỡ cellulose khó tiêu có trong thực phẩm, đồng thời có thể tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột.  Ăn dưa muối giúp kích thích tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Chống oxy hóa và ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong rau củ tự nhiên không những không mất đi mà còn được tăng thêm trong quá trình muối. Các chất này có khả năng chống lại sự hình thành các gốc tự do – là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư. 

Hỗ trợ giảm cân

Các món dưa muối, với nguyên liệu chính đều từ các loại rau củ. Vì thế, trong dưa muối có rất nhiều chất xơ. Chất xơ này có tác dụng tạo cảm giác no lâu, nhanh no. Nhờ đó, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nhiều khoáng chất và vitamin

Trong dưa chua, có một hàm lượng lớn các loại vitamin A, C, K và các khoáng chất như Fe, Ca, K… Vitamin và khoáng chất trong dưa muối được cho là cao hơn khoảng 35% so với chính loại rau củ đó khi chế biến thành các món khác. Lượng vitamin và muối khoáng đó có tác dụng tăng cường chức năng xương, bảo vệ thị lực, chữa thiếu máu và các chức năng khác của cơ thể.

Ăn dưa muối nhiều có sao không?

Dù dưa muối có khá nhiều lợi ích, nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt. Nên ăn tối đã 3 – 5 lần một tuần. Đây là loại thực phẩm tính nóng, nhiều axit. Do đó, nếu ăn quá nhiều, thay vì hỗ trợ tiêu hóa, nó sẽ khiến ăn mòn dạ dày gây nên đau dạ dày, tăng huyết áp…

Mua rau củ muối dưa ở đâu ngon Hà Nội?

Đáp án là, bạn nên tìm mua RAU CỦ MUỐI DƯA ngon và sạch ở những cơ sở thực phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ và chất lượng bảo đảm. Nông sản Dũng Hà là một nơi như thế. Với 7 năm hoạt động trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm sạch, chúng tôi tự tin và cam đoan về chất lượng và giá cả ưu đãi hàng đầu! Bạn có thể tham khảo các mặt hàng khác trong danh mục RAU CỦ SẠCH ĐÀ LẠT của chúng tôi. Chúng tôi có đủ các loại rau để bạn có thể đưa ra lựa chọn thực phẩm thông minh cho gia đình mình!

Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác của chúng tôi:


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *