Vu Lan ăn gì? Cách làm mâm cỗ chay ngày báo hiếu

Lễ Vu Lan là ngày lễ đã không còn xa lạ gì với hầu hết người dân Việt Nam. Trong ngày lễ Vu Lan, các gia đình thường ăn chay và cúng tổ tiên bằng cỗ chay. Hãy cùng Mangtayxanh tìm hiểu cách làm các món ăn cho mâm cỗ chay ngày lễ Vu Lan nhé!!

Lễ Vu Lan thực chất là gì?

Lễ Vu Lan là một ngày lễ có ở các nước Châu Á, nơi Phật Giáo phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… Đây là ngày lễ được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch, tức 15/7 theo lịch âm.       Ở mỗi quốc gia, này lễ này có một cái tên khác nhau và một ý phần ý nghĩa khác theo quan niệm của từng dân tộc, ví như ở Trung Quốc, gọi là Tết Trùng Cửu, ở Nhật Bản là lễ Obon. Ở Việt Nam, ngày lễ này được gọi là lễ “Vu Lan Báo hiếu”.

Sự tích về Lễ Vu Lan

Có một truyền thuyết về ngày lễ này theo Phật Giáo, chuyện kể về Đại đức Mục Kiền Liên. Ông là một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Câu chuyện này nói về việc bằng lòng hiếu thảo của mình, Đại Đức Mục Kiền Liên đã cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. 

Theo truyền thuyết này, thì Mục Kiền Liên là người tu hành, có pháp thuật cao siêu. Vì khi đó mẹ ông, là bà Thanh Đề đã qua đời, và vì nhớ mẹ, ông đã sử dụng phép thuật để tìm mẹ khắp trên trời đất.  Nhưng mẹ ông, bà Thanh Đề, lại là người khi sống gây quá nhiều nghiệp ác, nên đã bị đày thành kiếp ngạ quỷ, mãi mãi không thể siêu sinh. Khi Mục Kiền Liên thấy vậy, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng lên mẹ.

Không đành lòng nhìn mẹ như vậy, Mục Kiền Liên đã tìm đến Đức Phật cầu xin, hỏi cách để cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. 

Nhưng Phật lại nói với ông rằng “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể nghịch chuyển luân thường, không thể cứu mẹ ông đâu. Họa chăng có nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp bốn phương tám hướng thì mới có cơ may giải cứu được. Ngày rằm tháng 7 là ngày thích hợp nhất để cúng chư tăng, vì đây là ngày cuối cùng mà cổng địa ngục mở ra, hãy làm lễ cúng chư tăng vào ngày đó.” Đại Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, và cuối cùng đã cứu được mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, linh hồn bà được siêu thoát.  Phật cũng theo đó mà răn dạy chúng sinh “Ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì hãy theo cách này mà làm”

Từ đó trở đi, Lễ Vu Lan ra đời.

Và cũng từ đó, Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để người Việt Nam tưởng nhớ công ơn của cha mẹ, tổ tiên – của cả kiếp này lẫn kiếp trước.

Lễ Vu Lan có phong tục gì?

Ngày lễ Vu Lan, theo quan niệm của người Việt, không chỉ là ngày báo hiếu, mà còn là ngày “xá tôi vong nhân”.  Do ngày rằm tháng 7 là ngày cuối cùng mà cổng địa ngục mở ra, các vong hồn phải quay về địa ngục. Nên trước đó, ngày lễ này, mọi người sẽ làm một mâm cơm cúng các vong hồn ấy, gọi là mâm cơm “cúng thí thực”.

Trong ngày này, các gia đình cần chuẩn bị hai mâm cỗ.

Một mâm là để cúng bái tổ tiên trên bàn thờ gia tiên trong nhà. Một mâm là để “cúng thí thực” cho những vong hồn trước nhà, thường được cúng ở ngoài sân hoặc trước cổng nhà. Do quan niệm kiêng cữ, nhiều người thường làm các mâm cỗ chay để cúng cho những ngày này.

Các món ăn mâm cỗ chay ngày lễ Vu Lan

Dù là mâm cỗ chay, người Việt vẫn quan niệm cần có đủ các món ăn như mâm cỗ bình thường. Vì thế, cỗ chay ở Việt Nam vẫn cần có đủ xôi, giò, nem, mọc…, chỉ khác là nguyên liệu làm nên chúng cần là nguyên liệu chay hoàn toàn. Mangtayxanh xin hướng dẫn bạn cách làm một mâm cỗ chay ngon cho ngày lễ Vu Lan nhé!

Xôi dừa 

Đây là món ăn được bày trên mâm cỗ quen thuộc của người Việt, không chỉ trong ngày lễ Vu Lan, mà các ngày lễ khác như Nguyên Tiêu, Thanh Minh cũng không thể thiếu mặt. Xôi được cho là món ăn kết tinh từ lao động của cháu con, là món quà quý giá nhất để gửi đến ông bà và tổ tiên vào các ngày lễ.

Nguyên liệu

Gạo nếp Dừa nạo Đường Muối

Cách làm

Để làm ra được một đĩa xôi ngon, bạn cần chọn được gạo nếp ngon. Theo người Việt, nếp cái hóa vàng là loại nếp thơm nhất, ngon nhất dùng để cúng bái gia tiên. Nếu không, một số giống nếp như nếp thơm cũng rất được ưa chuộng. 
Sau khi mua gạo nếp về, hãy ngâm gạo nếp trong 8 – 10 tiếng.
Như vậy khi đồ lên, xôi sẽ rất dẻo và mềm nhân. Dùng nồi cơm điện hoặc chõ đồ xôi. Đổ gạo vào với một chút muối. Hấp trong khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy gạo đang mềm dần thì cho đường, dừa vào trộn đều lên. Hấp thêm trong khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp, đậy vung để vậy khoảng 5 phút. Đơm xôi ra đĩa, có thể rắc thêm chút vừng và dừa lên trên cùng cho đẹp để bày lên mâm cỗ.

Món canh nấm chay

Trong mâm cỗ người Việt, luôn luôn phải có một bát canh mọc, hoặc canh thịt. Trong cỗ chay cũng vậy, chỉ khác là chúng ta sử dụng nguyên liệu chay để làm mà thôi.

Nguyên liệu:

Nấm: Bạn có thể tùy chọn loại nấm ưa thích: nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm sò… Nấm khô: Nấm hương và mộc nhĩ Đậu hũ Hành hoa, hành baro

Cách làm

Với từng loại nấm, bạn sẽ có các xử lý khác nhau.  Với các nấm tươi, bạn hãy rửa qua. Thái thành miếng vừa ăn. Cho vào xào sơ với chút muối cho ngấm vị. Với nấm khô, phải ngâm vào nước nóng cho nở ra, sau đó rửa sạch. Nâm hương không cần thái, nấm mộc nhĩ thái sợi. Sau đó, cho vào nồi nước sôi, ninh khoảng 15 phút để nấm ra vị ngọt cho nồi canh. Sau đó, bạn hãy cho nấm tươi và đậu hũ cắt miếng vào. Đun sôi khoảng 15 phút, khi nấm chín thì cho hành hoa và hành baro vào và tắt bếp.

Món giá xào mướp.

Giá đỗ xào là món ăn quá quen thuộc với mâm cỗ của người Việt. Trong mâm cơm chay, chúng ta hãy thử thay một chút nguyên liệu nhé!
Nguyên liệu gồm:
Giá đỗ: khoảng 200g cho một đĩa vừa ăn Mướp: 1 quả khoảng 200g Hành lá

Cách làm

Giá đỗ mua về, rửa sạch bằng nước. Vớt ra để ráo Mướp dùng nạo nạo sạch vỏ. Cắt mướp thành miếng vừa ăn
                     
Hành lá cắt thành đoạn dài khoảng một đốt ngón tay. 
Bắc chảo lên bếp, đun tới nóng chảo thì cho dầu ăn vào. Chú ý nên cho một muỗng cafe là đủ. Sau đó, cho mướp vào xào trước, nêm muối vừa ăn. Nếu bạn muốn có một mâm cỗ chay thuần thì không nên cho nước mắm, hoặc nên sử dụng nước mắm chay. Khi thấy mướp chuyển sang màu xanh non, là mướp đã gần chín, thì bạn cho giá đỗ vào, đảo lửa to, nhanh tay khoảng 1 phút thì cho hành lá vào, đảo lại một lần nữa là được.

Nem chay

Nem là món ăn đậm chất Việt Nam, thậm chí còn trở thành biểu tượng ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trong các mâm cỗ chay cũng không thể thiếu được món ăn này.

Nguyên liệu:

Nấm tươi: Có vai trò thay cho thịt băm trong món ăn. Nên chọn nấm đùi gà hoặc nấm đông cô để có món nem chay ngon nhất. Cà rốt, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ Miến, rau thơm (húng, ngò rí, hành lá) Bánh đa nem hoặc lá ram Có thể cho trứng nếu thích

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu: Nấm tươi đem rửa sạch, cắt thành hạt lựu. Cà rốt nạo vỏ đem rửa sạch, sau đó nào sợi. Hành tây cũng cắt thành hạt lựu.  Ngâm miến, mộc nhĩ và nấm hương vào nước. Miến cắt đoạn khoảng một đốt ngón tay, mộc nhĩ cắt gốc, băm nhỏ, nấm hương cũng băm nhỏ tương tự. Nhặt các loại rau thơm, băm nhỏ. Thực hiện Cho nấm tươi vào xào lên với một chút muối và nước mắm chay. Xào sơ cho ngấm vị, không cần xào chín. Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc nồi, trộn đều lên. Bạn có thể cho thêm trứng để tăng độ kết dính nguyên liệu nếu thích. Trứng cũng là một món được cho phép trong ăn chay không thuần nên bạn hãy yên tâm. Nếu không có cũng vẫn không sao nhé! Lấy bánh đa nem hoặc lá ram ra, cuốn nem và cho vào chảo chiên vàng như cách làm nem thông thường bạn hay làm là được rồi!

Giò chay

Giò là món ăn đã quá quen thuộc rồi, quen thuộc đến mức mâm cỗ nào mà thiếu đi nó thì không thực sự là một mâm cỗ. Bản chất của món ăn này là thịt xay nhuyễn, được ép chặt trong khuôn. Trong cỗ chay, cũng có thể làm giò chay ngon vô cùng đơn giản.
Hiện nay, ngoài thị trường có bán khá nhiều giò chay.
Tuy nhiên, nếu bạn không an tâm về nguyên liệu, chất lượng của nó, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà nhé!!

Nguyên liệu và dụng cụ

Nấm: Ở đây, bạn có thể tự do lựa chọn các loại nấm ưa thích. Tuy nhiên, để món giò được mịn và mềm, thì không nên chọn những loại nấm dai như nấm kim châm, nấm ngọc châm mà hãy dùng nấm hương, nấm đùi gà hoặc nấm mỡ nhé! Mộc nhĩ: nên tìm mua mộc nhĩ tươi. Nếu không, mộc nhĩ khô cũng rất ngon nhé Đậu phụ Hạt tiêu, muối, đường, nước mắm chay, dầu ăn Máy xay và khuôn ép giò

Cách làm

Đem các loại nấm bạn đã chuẩn bị đi rửa sạch, cắt nhỏ. Nếu có thể thì băm nhỏ để khi xay được dễ dàng hơn. Sau đó, cho vào trong máy xay, cho một chút nước, dầu ăn và hạt tiêu vào, xay nhuyễn. Đậu hũ cũng làm tương tự. Chuẩn bị một chiếc chảo, cho một chút dầu ăn vào, sau đó cho hỗn hợp nấm xay nhuyễn vào xào chín lên. Lúc mới xào sẽ ra hơi nhiều nước, nhưng bạn đừng lo và hãy cứ xào đến khi nấm cạn dần nước thì cho đậu phụ xay nhuyễn vào. Sau đó, nêm hạt tiêu, muối và nước mắm chay vào sao cho vừa ăn. Đến khi tất cả săn lại và cạn gần hết nước thì tắt bếp đi. Cho tất cả vào khuôn ép giò. Vặn chặt lại. Sau đó, để bên ngoài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nhớ cho vào một chiếc bát hoặc nồi nhỏ để đề phòng giò chảy nước ra.  Sau 2 tiếng, đem bỏ tủ lạnh là bạn đã có ngay món giò chay ngon tuyệt cho mâm cỗ chay gia đình rồi!

Mua nguyên liệu làm cỗ chay ở đâu?

Nếu bạn muốn làm một mâm cỗ chay ngon và đủ dinh dưỡng, thì nấm là một nguyên liệu không thể thiếu. Để đảm bảo mua được nấm tươi, ngon, sạch và đảm bảo an toàn dinh dưỡng, bạn hãy tìm mua ở các cơ sở uy tín, hoặc các hệ thống siêu thị lớn Mangtayxanh tự tin là cơ sở chuyên cung cấp cho các siêu thị lớn như Vinmart, Co-opMart. Chúng tôi tự tin về chất lượng và giá cả hàng đầu! Bạn có thể tham khảo mua nấm tại DANH MỤC NẤM CÁC LOẠI của chúng tôi! Một số bài viết liên quan: Kim chi ngon – Công dụng và cách làm chuẩn Hàn Quốc Cách làm món chè ngon cho gia đình đơn giản tại nhà Cải thảo – Tác dụng và hướng dẫn món ăn chuẩn Việt từ cải thảo  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *