Chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt ở cả trẻ em và người lớn

Thiếu máu là tình trạng máu bị giảm lượng hemoglobin của người bệnh so với người cùng lứa tuổi, cùng giới hay cùng điều kiện sống. Sự thiếu hụt này dẫn tới tình trạng các mô và tổ chức của cơ thể bị thiếu oxy. Có nhiều dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất là thiếu máu do không bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Thường tập trung chủ yếu ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và rất nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Sau đây là chế độ ăn cho người thiếu máu thiếu sắt đối với người lớn cũng như trẻ nhỏ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. chế độ ăn cho người thiếu sắt ở cả trẻ em và người lớn

1. Chế độ ăn cho người thiếu máu ở độ tuổi trưởng thành

Nguyên tắc trong chế độ ăn cho người thiếu máu ở độ tuổi trưởng thành

Trong chế độ ăn cho người thiếu máu thiếu sắt ở độ tuổi trường thành, cần đảm bảo ăn đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn nên xây dựng một thực đơn sử dụng nhóm thực phẩm cung cấp Protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các nhóm vitamin. Đặc biệt là vitamin nhóm B. Tuy nhiên cũng cần cân đối giữa Protein thực vật và động vật. Chất lượng bữa ăn cần cải thiện để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị. Bởi lượng sắt cần thiết cho mỗi độ tuổi, mỗi giới tính là khác nhau.

thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn cho người thiếu máu

Trong các loại thực phẩm có chứa 1 trong hai loại sắt. Một là là heme iron – nguồn sắt từ động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản. Hai là nonheme iron – nguồn sắt từ thực vật và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt. Cơ thể đều có thể hấp thu cả hai loại sắt này. Tuy nhiên, cơ thể dễ hấp thụ heme iron hơn so với nonheme iron.

Các nhóm Protein động vật (Heme iron) trong chế độ ăn cho người thiếu máu

Nhóm thịt đỏ và thịt gia cầm. Những bệnh nhân thiếu máu nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bê, gan, tiết, thịt bò, thịt lợn, thịt gà tây … Tất cả loại thịt này đều chứa lượng lớn heme iron. Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ nhóm thực phẩm này, bữa ăn cho người thiếu máu nên bổ sung thêm nhóm chất nonheme iron từ rau xanh.

nhóm thực phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu

Hải sản. Hải sản là một nguồn cung cấp dồi dào heme iron cho cơ thể. Các loại hải sản có vỏ như trai và tôm, sò, ốc, hàu,…đều có chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, cá cũng là một nguồn cung cấp sắt mà bạn có thể bổ sung mỗi ngày. Điểm qua các loại cá như cá hồi tươi, cá tuyết tươi, cá rô tươi, cá bơn tươi, cá hồi…Một tuần ăn 2-3 bữa thủy hải sản là hợp lý đối với người thiếu máu do thiếu sắt. Trứng. Trứng là loại thực phẩm dễ ăn và có thể chế biến nhiều món ngon khác nhau. Trong trứng có đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như Lipid, Glucid, Protein. Đặc biệt có một lượng đáng kể sắt, vitamin A, canxi, kẽm,… trong lòng đỏ trứng. Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn 2-3 quả trứng trong một tuần. 

Các nhóm Protein thực vật (Nonheme iron) trong chế độ ăn cho người thiếu máu

Nhóm rau có lá màu xanh đậm.

Rau xanh là nguồn cung cấp nonheme iron tốt nhất cho cơ thể. Các loại rau như rau cải xoăn (cải kale), rau cải bó xôi (rau cải chân vịt), cải rổ, súp lơ xanh….Nên bổ sung từ 300 – 400g (khoảng 1 bát con rau trong bữa) trong một ngày. “Thực đơn tăng cơ giảm mỡ cho nữ hiệu quả chỉ trong 7 ngày – thân hình thon gọn tự tin đón tết” Các nhóm đậu, đỗ. Thực vật họ nhà đậu, đỗ có chứa lượng chất sắt tuyệt vời. Đây là thực phẩm phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả người ăn chay. Nên bổ sung một vài loại đậu đỗ giàu sắt trong chế độ ăn cho người thiếu máu thiếu sắt như đậu hà lan, đậu nành, đậu xanh, đậu tương… thực phẩm cho người thiếu máu

Các loại hạt dinh dưỡng.

Cũng tương tự như họ nhà đậu, các loại hạt dinh dưỡng vừa có thể ăn vặt mà lại bổ sung cực nhiều sắt cho cơ thể. Chúng ta có thể hấp thu nhiều chất sắt từ các loại hạt như: hạt macca, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt thông, hạt bí ngô….Không chỉ phù hợp với chế độ ăn cho người thiếu máu, các loại hạt này còn có tác dụng tuyệt vời trong chế độ giảm cân.

Các loại quả chín, quả mọng.

Chế độ ăn uống chứa ít folate cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Các loại trái cây họ cam, cherry, dâu tây, việt quất, nho… là một nguồn cung cấp dồi dào folate. Những loại quả này không chỉ giàu sắt, folate mà hàm lượng vitamin C trong chúng còn giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Chúng giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn. Do đó, nên ăn trái cây tươi mỗi ngày. Lượng dùng từ 100-200g quả chín thôi nhé.

2. Chế độ ăn cho bệnh thiếu máu ở độ tuổi trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt ở độ tuổi trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển của trẻ. Về cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, nếu nghiêm trọng hơn có thể gây ra các rối loạn về vận động và thần kinh. Do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh thiếu máu ở trẻ là rất quan trọng trong sự phát triển sau này.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là không cung cấp đủ sắt trong chế độ ăn. Chế độ ăn thiếu sắt có thể là uống sữa công thức không bổ sung sắt, thiếu sữa mẹ, ăn dặm không bổ sung thức ăn nguồn gốc động vật. Với những trường hợp trẻ sinh non, trẻ sinh thiếu cân hoặc trẻ sinh đôi thì có rất ít lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai. Điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng thiếu sắt.

nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ

Một nguyên nhân khác có thể là do khả năng hấp thu sắt của cơ thể kém. Trẻ bị rối loạn hấp thu, tiêu chảy kéo dài hoặc có dị dạng ở dạ dày ruột. Cũng có thể là do tình trạng mất sắt mãn tính. Trường hợp này thường gặp trong nhiễm giun móc, chảy máu cam, loét dạ dày – tá tràng, polyp ruột,… Ngoài ra các trường hợp trẻ trong quá trình dậy thì cung cấp không đủ nhu cầu sắt cao cũng có thể bị thiếu máu thiếu sắt.

Nguyên tắc trong chế độ ăn cho bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Với những trường hợp này, các bậc phụ huynh cần tham khảo chế độ ăn cho người thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nên cho trẻ đi khám và theo chỉ định của bác sĩ khi cho trẻ uống sắt và các chế phẩm của sắt. Bên cạnh đó là điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi. Cho trẻ ăn bổ sung đúng cách và đúng thời điểm.  Như trong phân tích về chế độ ăn cho bệnh thiếu máu thiếu sắt ở độ tuổi trưởng thành. Về cơ bản chế độ ăn của trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt cũng cần bổ sung thực phẩm giàu protein của cả động vật và thực vật. Tuy nhiên cần lưu ý:
  • Cho trẻ ăn phù hợp với nhu cầu theo độ tuổi, giới tính, cân nặng. Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu của bé tốt nhất. 
  • Bổ sung vào thực đơn cho bé đa dạng các nhóm chất theo ô vuông thức ăn của trẻ.

 Các thực phẩm giàu sắt trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ

  • Bổ sung các loại quả chín, quả mọng có chứa nhiều vitamin C: cam, quýt, nho, bưởi, cherry, dâu tây.… để hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt hiệu quả.
  • Nhóm thịt đỏ và nội tạng động vật: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gan lợn, tim lợn, dồi, tiết….
  • Trứng: tốt nhất nên cho trẻ ăn trứng gà ta để bổ sung nhiều protein. Trung bình một tuần nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng.
  • Cá và thủy hải sản có vỏ: cá mòi, cá mòi cơm, cá cơm, cua, ốc, tôm, hến, ghẹ… Thực phẩm này cũng nên bổ sung 2-3 bữa một tuần.
  • Các loại hạt họ nhà đậu đỗ và hạt dinh dưỡng. Ví dụ như hạt sen, đậu phộng, đậu xanh, hạt macca, quả hồ đào, quả óc chó, hạt thông, hạt mè, hạt hướng dương…
  • Nhóm rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, cải kale, rau bó xôi, cải xoong,…Các mẹ có thể bổ sung rau xanh cho bé bằng nhiều cách như nấu với cháo,…

3. Những thực phẩm không nên ăn khi bị thiếu máu não

Để cải thiện tình trạng thiếu máu, người bệnh cần có chế độ ăn lành mạnh, khoa học và thường xuyên vận động thể dục. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn của người thiếu máu cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt. Cùng Mangtayxanh.net điểm danh những loại thực phẩm sau đây
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp

hạn chế thức ăn nhanh để cải thiện tình trạng thiếu máu Những loại thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, pizza, gà rán, … có chứa rất nhiều dầu mỡ và chất gây hại. Chúng làm tăng cholesterol xấu và nồng độ triglyceride trong máu dẫn đến mỡ trong máu, bệnh tiểu đường hay béo phì. Mọi người thường sử dụng thực phẩm đóng hộp thường xuyên vì tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Nhưng đó cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe. Có thể kể đến như gây mất ngủ, tăng cholesterol, tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, … Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu, nồng độ máu khi cung cấp cho não. Xem thêm: Cách giảm mỡ máu an toàn với các loại thảo dược Hà Giang
  • Rượu bia 

Rượu bia có thể giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần thoải mái hơn. Nhưng chỉ với điều kiện chỉ uống 1 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người thiếu máu não nên tránh sử dụng loại thức uống này. Tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn bởi các chất kích thích có trong rượu bia hạn chế lạm dụng rượu bia Đặc biệt, lạm dụng rượu bia sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Thậm chí có thể dẫn tới chết não nếu các tế bào não thiếu oxy quá mức. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây tới bệnh xuất huyết não, đột quỵ và để lại di chứng. Thậm chí là tử vong. Những người bị thiếu máu não hay rối loạn huyết áp mà vẫn sử dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng xấu tới tình trạng hô hấp, gây khó thở và làm tăng nguy cơ tai biến não lên gấp 5 lần.
  • Các thực phẩm ngọt

Các thực phẩm ngọt luôn là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nhưng đây là “đầu mối” cho các bệnh béo phì, tiểu đường, thiếu máu não. Nếu tiêu thụ đồ ngọt thường xuyên và lâu dài, cơ thể sẽ dần dần tích tụ và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm trên. Vì vậy, những loại bánh kẹo có chất ngọt nên được loại bỏ trong chế độ ăn cho người thiếu máu để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Thay vào đó, bạn nên bổ sung lượng đường tự nhiên và lành mạnh từ các loại trái cây.

Cách phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Đối với phụ nữ, phụ nữ đang trong quá trình mang thai và cho con bú 

  • Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung bổ sung mỗi ngày khoảng 60mg sắt và 400 µg folic acid. Duy trì trong suốt thời gian mang thai.
  • Mẹ bầu có thai thiếu máu cần bổ sung 1 viên sắt hoặc acid folic mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai
  • Phụ nữ sau sinh cần tiếp tục bổ sung trong 3 tháng với liều lượng tương tự như khi đang mang thai.
  • Phụ nữ không mang thai cũng nên bổ sung sắt định kỳ cho cơ thể. Mỗi tuần nên bổ sung 1 viên sắt hoặc acid folic liên tục trong 3 tháng rồi ngừng. 3 tháng sau đó lại tiếp tục bổ sung trong vòng 3 tháng. Nếu thấy tình trạng bệnh cải thiện thì nên lặp lại chu kỳ này trong vòng năm.

Đối với trẻ em 

Trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng và phát triển bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào nhất mà trẻ có thể hấp thụ hiệu quả. Đặc biệt, chất sắt có trong sữa mẹ được hấp thụ nhiều hơn rất nhiều so với sữa bột.

Đối với các đối tượng khác

chế độ ăn lành mạnh Như đã phân tích trong chế độ ăn cho người thiếu máu. Để phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chúng ta cũng nên thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt và vitamin. Bổ sung cân đối các nhóm thực phẩm thịt màu đỏ, hải sản, thịt gia cầm, trứng, rau xanh, hạt dinh dưỡng. Lập kế hoạch cho những bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng. Đồng thời uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt để khả năng tăng hấp thu sắt. Sau khi ăn, không nên uống luôn trà, cà phê. Sử dụng rượu bia có liều lượng. Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn cho người thiếu máu để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bệnh nhân thiếu máu ngoài có chế độ ăn dinh dưỡng cũng cần thường xuyên đi khám định kì để theo dõi tình trạng bệnh của mình có tiến triển hay không. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác trong chuyên mục Sức khỏe và làm đẹp của chúng tôi! Xem thêm: Phương pháp dân gian trị ho cho bé an toàn và hiệu quả tại nhàThực đơn ăn chay đúng cách đảm bảo dinh dưỡng”  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *