Cách trồng cà rốt để có hiệu quả cao

Cà rốt là thứ củ có giá trị dinh dưỡng rất cao, được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt và nhiều quốc gia trên Thế giới. Tôi chắc các bạnh không xa lạ gì với thử củ này nữa đúng chứ? Không chỉ thế, đây còn là loại cây có cách trồng vô cùng đơn giản và rất dễ chăm sóc! Bạn có đang muốn tự trồng cà rốt tại nhà để phục vụ gia đình? Nếu vậy, hãy cùng Mangtayxanh tìm hiểu Phương pháp trồng cà rốt năng suất cao nhé!

Giới thiệu chung về cà rốt

Sơ lược về cà rốt

Cà rốt có tên bắt nguồn từ tiếng Pháp là Crotte, có danh pháp khoa học Daucus Carota. Đây là loại cây ăn củ, củ do rễ phình ra tạo thành. Hiện nay có khá nhiều giống cả rất với các màu sắc như cam, vàng cam, đỏ, vàng, trắng, tím… 

Nguồn gốc của cà rốt

Cà rốt là loại củ có mặt đầu tiên ở Đông Nam châu Âu, cụ thể có nhiều ở Pháp, Tây Ban Nha, Italia… Sau đó, dần dần cà rốt du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới và trở nên vô cùng phổ biến.  Nhờ công nghệ lai ghép và tạo mới giống cây trồng, cà rốt hiện nay có rất nhiều loại và giống khác nhau. Với khoảng gần 60 loại giống khác nhau, cà rốt trở thành thứ thực phẩm phong phú vô cùng quen thuộc với con người.

Dinh dưỡng có trong cà rốt

Khoa học đã chứng minh, cà rốt là thứ thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Một nghiên cứu phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong 100g cà rốt cho kết quả như sau:

Carbohydrate: chiếm 9%, trong đó có chứa 5% đường và 3% chất xơ

Vitamin: đây là dưỡng chất chứa nhiều nhất trong cà rốt với đa dạng các loại vitamin.

Đặc biệt nhất là Vitamin A (chiếm 77%), vitamin B1, B2 và B6 (chiếm 13 %). Đây thuộc vào loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao nhất trong bảng dinh dưỡng. Và cuối cùng, mặc dù chiếm hơn 1%, nhưng đã là một hàm lượng đáng kể. Đó là các vi chất K, Mg, Ca, P…

Công dụng của cà rốt

Cà rốt là thức thực phẩm có lợi được khuyên dùng cho việc bảo vệ, chăm sóc mắt. Đó là do hàm lượng vitamin A của loại củ này. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm lành mạnh do không chứa cholesterol và lipid nên hoàn toàn có thể sử dụng trong nhiều thực đơn dinh dưỡng. Đặc biệt là các thực đơn dành do người bị tiểu đường, tim mạch, trẻ con đang lớn, phụ nữ mang thai và sau sinh…

Cà rốt trong ẩm thực

Từ châu Âu tới châu Á, qua thời gian dài như vậy, cà rốt sớm đã có mặt trong nhiều món ăn của nhiều nền ẩm thực lớn. Với Ấn Độ, chúng ta có thể thấy cà rốt trong món cà ri nổi tiếng. Ở Châu Âu thì nổi tiếng nhất là các món ninh, hầm. Cà rốt còn xuất hiện trong món kim chi trứ danh của xứ Hàn Quốc…

Ở Việt Nam, cà rốt được sử dụng rất phổ biến trong nhiều món ăn, có thể kể đến như:

Món ninh, hầm: Gà hầm rau củ, canh rau củ, súp cà rốt…

Món xào: Cà rốt được đem nạo sợi, sau đó, đem xào chung với một số nguyên liệu khác. Điển hình như su hào, su su, thịt gà, thịt lợn tạo thành nhiều món xào rất phong phú Nguyên liệu làm nem: Trong các món nem của người Việt, từ nem chay, nem cua, hay nem cuốn, đều có sự tham gia của cà rốt. Đó là nguyên liệu bắt buộc của món ăn này Các món muối chua và salad: Cà rốt bào sợi, có thể được cho vào muối chua cùng cải bắp, rau cần… Hoặc cũng có thể đem đi làm salad trộn cùng với cà chua bi, dưa chuột và rau xà lách…

Kỹ thuật trồng cà rốt

Là một loại thực phẩm tốt và dinh dưỡng, lại đa dạng món ăn nên cà rốt rất được ưa thích. Vậy bạn có muốn trồng cà rốt không? Tại đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kỹ thuật trồng cà rốt mới nhất cho bạn nhé!!

Thời vụ trồng

Cà rốt là loài cây có nguồn gốc từ châu Âu, phù hợp sinh trưởng trong khí hậu tương đối mát mẻ. Điều kiện nhiệt độ giúp cà rốt sinh trưởng tốt là từ khoảng 10 – 25 độ C.  Vì thế, ở Việt Nam, cà rốt có thể được trồng quanh năm ở vùng Tây Bắc và cao nguyên Tây Nguyên. Còn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, thời vụ trồng cà rốt tốt nhất là khoảng từ tháng 7 cho đến tháng 2 năm sau.  Gieo trồng vào thời vụ như vậy, cà rốt sẽ ít sâu bệnh, dễ ra củ và cho năng suất cao nhất!

Chậu trồng 

Đây là lưu ý nhỏ cho những ai trồng cà rốt tại nhà chứ không có vườn riêng. Do cà rốt là loại cây lấy củ, vì thế việc chuẩn bị chậu rất quan trọng. Cà rốt có củ nằm một nửa hoặc toàn bộ ở dưới đất, vì thế, phải chọn chậu đúng cách. 

Chậu có thể là bằng đất, nhựa hay thùng xốp đều được, cà rốt không cần diện tích quá rộng.

Nhưng về cơ bản, chậu cần có lỗ thông để thoát nước trong điều kiện cây bị úng gây thối củ, Chậu cần cao tối thiểu 20cm, để cà rốt có đủ diện tích đất lớn lên.

Chuẩn bị đất

Với việc trồng trong chậu, khâu xử lý đất không cần quá phức tạp. Nếu bạn dùng đất cũ, chỉ cần xới thật tơi đất lê, để nghỉ là được. Còn nếu dùng đất mới, thì không cần lo lắng, vì trong đất bạn mua đã có đủ dưỡng chất rồi.

Với các hộ trồng trên đất và trồng diện tích lớn, việc chuẩn bị đất là vô cùng quan trọng.

Đầu tiên, các bạn nên chọn loại đất cát pha, hoặc đất thịt nhẹ. Đất thịt trung tính không phù hợp với cà rốt, nó sẽ khiến đất rắn và củ khó phát triển. Tiếp theo, chọn đất có hệ thống thoát nước tốt, hoặc khó ngập úng. Việc ngập úng sẽ khiến cà rốt bị thối củ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trồng.

Làm đất và lên luống

Sau khi có vị trí trồng thích hợp, bạn cần cuốc xới đất thật kỹ và để đất nghỉ khoảng 2 ngày cho thoáng khí mới gieo trồng. Đó là do đất xới càng kỹ, càng thoáng thì củ cà rốt càng dễ phát triển. Từ đó, cây sẽ cho ra củ to, lớn hơn so với trồng trong đất chặt.

Lên luống trồng cà rốt là rất quan trọng.

Luống sẽ giúp bạn hạn chế tác động của việc ngập úng. Luống cà rốt có thể rộng từ 1,5 – 2,5m, chiều dài luống tự do. Luống cần lên cao khoảng 25 – 30cm.

Hạt giống và xử lý hạt giống

Hạt giống cà rốt bạn có thể dễ dàng mua được tại bất cứ đâu. Tuy nhiên, hãy tìm mua ở các cơ sở uy tín, chất lượng, có sự tin tưởng lâu năm của người tiêu dùng. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng giống, tỷ lệ nảy mầm, mầm sâu bệnh và các vấn đề khác.

Hạt giống cà rốt sau khi mua về, bạn sẽ thấy nó tương đối cứng.

Vì thế, đây là loại hạt tương đối khó nảy mầm nếu như bạn không biết cách xử lý và mua được hạt giống chất lượng. Hãy vò hạt giống cho phần lông của hạt gãy hết, sau đó cho vào trộn với mùn ẩm, tưới nước và giữ độ ẩm như vậy trong khoảng 2 – 3 ngày trước khi đem gieo. Sau 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy hạt giống nứt nanh, việc gieo trồng thành công là rất dễ dàng. Tuyệt đối không ngâm hạt cà rốt trong nước như các loại hạt khác, điều này khiến hạt bị úng và không thể nảy mầm.

Gieo trồng

Sau khi hạt đã nứt nanh và bạn đã chuẩn bị đất sẵn sàng, sẽ đến công đoạn gieo trồng. Bón trước một lớp phân chuồng hoai mục trước khi gieo hạt. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng lên và gieo hạt mầm xuống. Các hạt mầm cần gieo cách nhau khoảng 5 – 7 phân. Đó là đề phòng trường hợp có hạt không thể nảy mầm. Sau khi gieo, rắc một lớp đất (rất mỏng lên mặt hạt). Một phương pháp nếu sợ hạt bị tổn thương là bạn có thể rắc một lớp mỏng trấu, tro hoặc rơm lên trên lớp đất mỏng ấy. Sau đó tưới ẩm diện tích trồng, thời gian đầu cần đảm bảo đất luôn ẩm (không quá ướt), tưới 1 ngày 1 lần là được.

Tỉa cây

Thông thường, hạt cà rốt đã nứt nanh sẽ lên mầm sau khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó, từ 9 – 10 ngày là lúc bạn có thể nhổ tỉa. Tỉa bớt cây có vẻ yếu, còi sao cho giữ mật độ tối thiểu khoảng cách giữa các cây là 10 cm. 

Chăm sóc cà rốt

Cà rốt về căn bản là loài cây ưa nắng, thích ứng nước ở mức cơ bản. Vì thế, việc chăm sóc cà rốt sau nảy mầm tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần chăm chỉ tưới nước (ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối), ngày mưa tuyệt đối không tưới, phải kiểm tra xem đất có quá úng hay không.

Về phân bón, nếu bạn đã bón lót trước thì phần này không có vấn đề lớn.

Chỉ cần bón 1 lần vào khoảng 30 ngày sau khi trồng, bón tối đa 0,2kg NPK cho một m2 tại nhà. Nếu tình trạng cây quá còi, chậm lớn, bạn có thể bón thêm 1 lần NPK nữa vào 40 – 45 ngày sau khi trồng. Chú ý làm cỏ, nhất là giai đoạn trồng được 2 tháng. Đây là lúc cà rốt cần dinh dưỡng để tạo củ, nếu có nhiều cỏ dại, sẽ khiến cây mất dinh dưỡng, củ teo nhỏ, mất năng suất.

Sâu bệnh hại

Về sâu bệnh hại của cà rốt, thì nhiều nhất là sâu đục thân. Sâu này sinh trứng ở lá và bò xuống đục củ để ăn, vì thế, cần xử lý ngay khi nó còn là trứng. Các biện pháp ban đầu có thể là tỉa lá, tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh đẻ trứng trên đó.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu bệnh quá nặng, bạn có thể sử dụng thuốc.

Thời gian sử dụng thuốc là khoảng 50 – 60 ngày sau khi trồng, sau đó không được sử dụng nữa vì khả năng tồn dư sẽ rất cao. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc tự nhiên được cấp phép bởi Bộ Nông nghiệp. Như vậy sẽ hạn chế tồn dư, không ảnh hưởng sức khỏe người dùng nhưng vẫn đảm bảo trừ được sâu bệnh hại cây.

Thu hoạch

Cà rốt sau khoảng 2 tháng rưỡi hoặc 3 tháng kể từ khi trồng là đã có thể thu hoạch. Nếu bạn trồng diện tích nhỏ, bạn hoàn toàn có thể thu hoạch tỉa. Tức là thu hoạch các cây có củ to trước và củ nhỏ sau. Còn với diện tích chuyên canh thì bắt buộc phải thu hoạch hết một lần. Thu hoạch cà rốt bằng cách nhổ lên, cắt bớt phần lá đi, để lại cuống dài khoảng 5 – 7 cm. Đây là loại củ cho năng suất tương đối tốt, vào khoảng 25 – 30 tấn cho diện tích chuyên canh khoảng 1 ha. Có thể coi là tương đối kinh tế cho nhiều hộ gia đình

Mua hạt giống cà rốt ở đâu?

Để trồng được cà rốt với năng suất cao, như chúng tôi đã chia sẻ, bạn cần tìm được nguồn hạt giống đảm bảo chất lượng. Do cà rốt có hạt rất khó mọc mầm, cần hạt thật sự chất lượng. Để như vậy, bạn nên tìm mua hạt giống cà rốt tại những cơ sở uy tín, lâu năm, có thương hiệu và được tin tưởng bởi người tiêu dùng. Một trong những lựa chọn mà bạn có thể tìm đến và tin tưởng là: Nông sản Dũng Hà – với hơn 7 năm thương hiệu uy tín trong phân phối hạt giống và quả giống cây trồng. Chúng tôi có sứ mệnh kết nối nông sản từ nông dân đến tay người dùng. Chúng tôi tự hào về sứ mệnh của mình, tự tin về chất lượng và giá cả hàng đầu! Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi mua hạt giống và làm đối tác của chúng tôi! Không chỉ riêng HẠT GIỐNG CÀ RỐT, Bạn có thể tham khảo DANH MỤC HẠT GIỐNG RAU SẠCH với hơn 100 loại hạt giống rau của của chúng tôi!

Một số bài viết liên quan

Hướng dẫn trồng su su đúng cách cho năng suất tốt
Hướng dẫn trồng su su dễ dàng với kĩ thuật cơ bản
Hướng dẫn trồng bắp cải đúng cách cho năng suất hàng đầu
Hướng dẫn trồng bắp cải đúng cách cho năng suất hàng đầu
Trồng đậu đũa sao cho hiệu quả?
Trồng đầu đũa sao cho hiệu quả?
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *